View Full Version : ''Cô gái vong hành'' và những khả năng kỳ dị
DongTam
12-23-2011, 04:56 PM
Khi tập yoga, K. có thể gập đôi người lại, vắt 2 chân lên cổ mình, đi lại quanh nhà bằng 2 tay, trông chả khác gì dị nhân...
Thậm chí, trong tư thế đó, cô chạy lướt đi bằng hai mông. Theo lời kể của K., cô có thể nâng cơ thể mình lơ lửng trên không trung giống như những nhà yoga huyền thoại của Ấn Độ!
Như đã nói ở kỳ trước, cách đây 2 năm, khi về Việt Nam, thấy hiện tượng các trung tâm áp vong mọc lên như nấm sau mưa, người người đi áp vong, nhà nhà đi áp vong, Thạc sĩ thôi miên y khoa Nguyễn Mạnh Quân đã thốt lên rằng, chỉ thời gian nữa, sẽ có hàng loạt người phát điên, rồi có khi chết cả làng cả xã. Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân không hoàn toàn tin vào thế giới vong hồn, song cũng không bác bỏ. Tuy nhiên, anh khuyên tất cả mọi người, cần tránh xa chuyện áp vong tìm mộ, giao lưu âm dương, bởi nó quá nguy hiểm. Điều cần thiết lúc này là chờ đợi các nhà khoa học có kết luận cuối cùng về hiện tượng này
.
http://www.chuyenla.com.vn/images/plg_imagesized/974-tl4-1.jpg
Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân dùng phương pháp thôi miên để chữa bệnh
Cảnh báo của Thạc sĩ Quân đã thành sự thật. Mỗi bệnh viện tâm thần đều có con số khá dài bệnh nhân tâm thần có nguyên nhân từ chuyện áp vong. Anh Quân đã từng khuyên một số người không nên đi áp vong, song họ không nghe, đến khi bị hoang tưởng thật, thì lại nhờ anh chữa trị. Anh đã từng bực lên và quát: “Tôi không thể đi dọn rác như thế này được!”.
Nói rồi, anh Quân mở máy tính xách tay cho tôi xem để chứng thực lời anh nói. Trong mail của anh có cả trăm lá thư, với những lời lẽ thống thiết nhờ anh cứu mạng. Hầu hết những người nhờ vả anh chữa trị đều từng đi áp vong và hiện đang rơi vào trạng thái hoang tưởng, tâm thần rất nặng.
Trong số những lá thư đó, tôi đặc biệt chú ý lá thư đầy đau khổ của Nguyễn Thị K. (xin được giấu tên, địa chỉ cụ thể của nhân vật này).
Sau vài lần liên lạc, tôi cũng gặp được Nguyễn Thị K. Câu chuyện của tôi và K. diễn ra tại một quán café vắng. K. đau khổ vô cùng, còn tôi thì không lạ lùng gì với những hiện tượng như K.
K. vốn là một học sinh chuyên toán ở Thanh Hóa, tốt nghiệp Đại học Hà Nội 3 năm trước, hiện đang làm cho một doanh nghiệp nước ngoài tại Hà Nội. Công việc tốt, thu nhập cao, nhưng cô đang đứng trước nguy cơ đánh mất mình. Nguyên do từ chuyện áp vong.
Đầu năm nay, gia đình đã đưa K. đến áp vong ở Trung tâm tìm mộ Nam Cát (Nam Đàn, Nghệ An) của “nhà ngoại cảm” Phan Thị Hạnh, để tìm mộ cậu ruột.
Câu chuyện của K. cũng ly kỳ như những người khác kể, mà tôi đã nghe quá nhiều. Rời trung tâm tìm mộ, “vong” vẫn nhập vào K. “Vong” đã dẫn gia đình vào tận Quảng Trị, lên gần đến đỉnh một ngọn núi, rồi chỉ vào một điểm giữa rừng. Gia đình đào sâu xuống lòng đất khoảng 60cm, thì thấy một họp sọ. Ngoài hộp sọ ra, thì không thấy mẩu xương nào nữa. Theo lời K. thì xương đã tan hết. Gia đình không nhìn thấy, nhưng cô thì thấy rõ. Gia đình đã mang cốt liệt sĩ về, an táng tại quê nhà.
http://www.chuyenla.com.vn/images/plg_imagesized/974-tl4-2.jpg
Hành động tìm mộ là đốt đẹp, nhưng nếu vì việc đó
mà phát điên, thì người chết cũng sẽ thật đau lòng
Tôi hỏi, có đúng đó là mộ của cậu K. không, thì K. lắc đầu không biết, không dám khẳng định, vì chưa đi xét nghiệm ADN. Nhưng với những gì đã xảy ra, thì gia đình K. tin tuyệt đối.
K. khẳng định rằng, khi “vong” nhập, cô vừa chạy vừa bay lên đỉnh núi! Dù chân yếu tay mềm, chẳng lên núi bao giờ, song cô chạy với tốc độ không ai đuổi kịp. Có lúc như lướt trên cành cây!
Nhưng tai họa ở chỗ, tìm mộ xong rồi, vong vẫn không buông tha cô. Có lúc “vong” nhập, cô biến thành người khác, song cũng có lúc cô vẫn là mình, nhưng lại nhìn thấy linh hồn trước mặt. Bình thường thì không sao, nhưng hễ tĩnh tâm, là ma quỷ đủ loại hiện ra trước mắt. Rồi những giọng nói sai khiến, khuyên nhủ, đe dọa. Những âm thanh từ trên cao vọng xuống, đề nghị cô phải lập trung tâm để tìm mộ liệt sĩ! (Đã có khá nhiều người áp vong ở trung tâm tìm mộ Nam Cát, sau đó đã thành “nhà ngoại cảm” và đã lập trung tâm tìm mộ - PV).
Không những bị “vong” nhập thường xuyên, nhìn thấy ma quỷ suốt ngày, mà K. cũng phát sinh rất nhiều khả năng đặc biệt. Cô khẳng định, khi nhìn vào ai đó, cô biết quá khứ, tương lai, tính cách, phẩm chất của người đó. Thậm chí, khi tập trung tư tưởng, cô biến thành người Trung Quốc. Đã có lần, cô bạn học tiếng Trung thử khả năng nói tiếng Trung của K., cô đã nhập tâm và nói chuyện lưu loát. Thậm chí, có những từ khó đến nỗi, người giỏi học vài tháng mới phát âm được, song K. chưa học ngày nào, mà nói chuẩn như người Trung Quốc. Cô bạn sợ quá la toáng lên rồi gọi mọi người vào.
Không dừng lại ở đó, K. còn biến thành một nhà yoga cực giỏi, dù trước đó K. không học yoga ngày nào, cũng không biết môn này học ra sao, học để làm gì. Đêm nào cũng vậy, khi chìm vào giấc ngủ, một luồng khí lạnh bỗng chạy dọc sống lưng, khiến K. giật thót mình, ngồi bật dậy.
Lúc đó, K. vẫn nhắm mắt, nhưng lại vô cùng tỉnh táo, nhìn rõ mọi vật. Cô mở cửa, đi ra ban công, rồi bắt đầu ngồi tập yoga một cách vô thức. Cô vận khí, dẫn khí đi khắp cơ thể. Những luồng khí chạy trong người, dọc cánh tay to như quả trứng lăn dưới da rồi thoát ra ngoài qua các huyệt đạo.
Khi tập yoga, K. có thể gập đôi người lại, vắt 2 chân lên cổ mình, đi lại quanh nhà bằng 2 tay, trông chả khác gì dị nhân. Thậm chí, trong tư thế đó, cô chạy lướt đi bằng hai mông. Theo lời kể của K., cô có thể nâng cơ thể mình lơ lửng trên không trung giống như những nhà yoga huyền thoại của Ấn Độ! Tôi đề nghị K. biểu diễn, song cô không đồng ý, vì cô rất sợ rơi vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh đó. K. để nghị tôi xác nhận chuyện này bằng cách đến Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người để hỏi, vì cô đã biểu diễn nhiều lần ở đó.
http://www.chuyenla.com.vn/images/plg_imagesized/974-tl4-3.jpg
Khi rơi vào vô thức, cô gái chân yếu tay mềm này trèo cây nhanh như sóc
Luyện yoga chính là luyện khí và để tập được bài dẫn khí theo ý muốn như K., thì chỉ có những nhà yoga hoặc người tập khí công cực giỏi, đã tu luyện nhiều năm mới làm được. Ở Việt Nam, có lẽ chỉ có nhà yoga huyền thoại Nguyễn Thế Trường mới luyện được đến mức đó. Nhưng để bay lơ lửng trên không trung như lời K. kể, thì ở Việt Nam chưa có ai làm được.
Những câu chuyện rùng rợn đó cứ ám ảnh K., một tiếng nói từ trên cao bắt cô phải tham gia đi tìm mộ liệt sĩ, nên cô không thể từ chối. Thế rồi, cách đây 3 tháng, K. đã tham gia Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, cùng các nhà ngoại cảm đi tìm mộ liệt sĩ.
Mặc dù đầu óc mụ mị, bị “ma quỷ” sai khiến, song K. là người có trình độ đại học, tiếp thu nền tư tưởng khoa học thực nghiệm của phương Tây (K. học chuyên ngành tiếng Anh), nên cô không dễ dàng tin vào chuyện ma quỷ. Sau 2 tháng làm việc ở Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, lang thang đi tìm mộ liệt sĩ khắp nơi, K. nhận thấy có nhiều điểm rất đáng nghi, phi logic và rất khó hiểu. Thế giới tâm linh đầy mâu thuẫn và thực sự chưa thuyết phục cô. K. nghi ngờ sự chính xác của việc tìm mộ bằng ngoại cảm, nên cô đã không tham gia tìm kiếm mộ liệt sĩ nữa.
Cho đến lúc này, K. vẫn không dám bác bỏ thế giới tâm linh, nhưng dù suốt ngày nhìn thấy ma quỷ, K. vẫn không tin có ma quỷ thực sự. K. hiện đang rơi vào một trạng thái vô cùng đau khổ, không có lối thoát. Tôi đã giải thích rất nhiều với K., mong K. thoát ra khỏi vòng kim cô của ma quỷ, thần thánh. Nhiều điều K. công nhận, tin tôi, song còn một số phân tích, giải thích của tôi, của các nhà khoa học, K. vẫn chưa hài lòng. K. cũng đã săn lùng, đọc nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài nhưng K. vẫn chưa thỏa mãn. Vì chưa thỏa mãn với một điểm lý giải nào đó của khoa học, hoặc khoa học chưa giải mã được thắc mắc của K., thì K. không thể dứt ra khỏi các vong hồn, ma quỷ.
Hàng ngày, hàng đêm, K. phải chiến đấu không ngừng nghỉ với thế giới ma quỷ. Lúc đến cơ quan, cô làm việc hùng hục, không cho đầu óc được thảnh thơi, tránh để ma quỷ xâm nhập. Những lúc hết việc làm, cô gọi điện nói chuyện với bạn bè, đi gặp gỡ người nọ, người kia. Nếu để đầu óc nghỉ ngơi, hoặc thư giãn, lập tức vong hồn, ma quỷ hiện ra trước mắt, rồi những âm thanh từ cao xa vọng lại. Vì phải căng thẳng chiến đấu với ma quỷ, nên cô rất mệt, ốm liên tục.
http://www.chuyenla.com.vn/images/plg_imagesized/974-tl4-4.jpg
Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân không đủ sức để giúp đỡ những người bị "vong" hành
Nhưng ban ngày bận rộn còn chống lại được “ma quỷ”, chứ ban đêm, chìm vào giấc ngủ, chỉ được một lát, cô lại bật dậy như một hồn ma, ngồi luyện yoga ở ban công nhà mình.
K. biết mình rơi vào trạng thái của người bị “tẩu hỏa nhập ma”, đã bị tâm thần, hoang tưởng nặng và không ngại ngần đến bệnh viện tâm thần điều trị. Tuy nhiên, sau 2 tháng điều trị, K. lại rơi vào trạng thái quái gở. Vậy là, thời gian điều trị tại bệnh viện tâm thần đã không mang lại kết quả.
K. đã gọi điện, đã viết mail cho thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân, coi anh là điểm tựa duy nhất lúc này để cứu mình khỏi cơ mê muội. Tuy nhiên, vì anh Quân quá bận, chưa thể gặp được. Anh hẹn lần lữa đôi lần, K. buồn rầu không dám nhờ anh Quân nữa. K. đặt niềm tin vào tôi, nhờ tôi giúp đỡ gặp anh Quân, để mong anh gỡ cái thứ ma quỷ quái gở ra khỏi đầu óc cô, để cô được trở lại làm người bình thường.
ngoaicam
12-24-2011, 04:03 PM
(Petrotimes) - Nhà ngoại cảm Nguyễn Đức Phụng khẳng định: “Không thể đánh đồng giữa ngoại cảm và thôi miên được”. Theo ông Phụng, ngày càng nhiều những người tự cho mình là… thánh. Lợi dụng vào một số khả năng, thậm chí là lừa bịp trắng trợn để hoạt động mê tín dị đoan, làm giàu bất chính.
Quá phẫn nộ, các nhà ngoại cảm lên tiếng
Sau các phát ngôn gây “sốc” của Thạc sĩ thôi miên y khoa Nguyễn Mạnh Quân, cho rằng ngoại cảm chính là thủ thuật thôi miên và các nhà ngoại cảm bị… tâm thần, hàng loạt các nhà ngoại cảm nổi tiếng đã phẫn nộ lên tiếng. Người thì cho rằng Nguyễn Mạnh Quân chơi “ngông”, người bảo rằng… vớ vẩn, vơ đũa cả nắm, lộng ngôn… Không những thế, nhiều nhà ngoại cảm nổi tiếng ở Việt Nam còn đưa ra những minh chứng cụ thể rằng, thế giới tâm linh nói chung và áp vong nói riêng đều có thật. Một số trường hợp tự phong là “thánh”, “nhà ngoại cảm”, “thầy”, “cậu”… bị báo chí phanh phui vừa qua chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh” mà thôi…
Sao không “mời” ông Quân đi tìm mộ?
Đó là câu mà ông Trần Đức Thịnh, Phó chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người khẳng định với chúng tôi khi được biết tuyên bố hùng hồn của ông Nguyễn Mạnh Quân. Theo ông Thịnh, thôi miên và ngoại cảm về bản chất là hoàn toàn khác nhau, nếu ông Nguyễn Mạnh Quân cho rằng các nhà ngoại cảm là những “phù thủy” thôi miên thì với khả năng của mình, xin mời ông Quân đi tìm mộ liệt sĩ. “Nếu ông ta tìm mộ chính xác thì tôi sẽ tin lời ông ta nói”, ông Thịnh nói.
Đã có nhiều năm nghiên cứu về khoa học tâm linh, cũng tương đối am tường về thôi miên, ông Thịnh cho rằng, những phát biểu của ông Quân thời gian qua là phiến diện và quá lộng ngôn. Về bản chất, thuật thôi miên làm thay đổi hoặc kiểm soát trạng thái tinh thần của một người đến mức người đó phải làm theo các chỉ thị của người thôi miên. Người ta đã áp dụng thuật thôi miên từ thời cổ xưa để thể hiện quyền lực bí hiểm, phép thần thông.
Một người bị thôi miên giống như người lúc nào cũng mơ mơ màng màng. Đầu óc của người đó bị tác động đến nỗi có thể làm bất cứ điều gì theo chỉ thị của người thôi miên. Một người sắp sửa bị thôi miên được yêu cầu ngồi trong một phòng tối. Sau đó người thôi miên bảo người đó ngồi thư giãn thoải mái với một giọng nói khẽ lặp đi lặp lại. Kế đến người đó được yêu cầu tập trung chú ý và để mắt vào một vật gì đó, khi nhìn vào một vật một lúc lâu thì mắt bắt đầu mỏi dần, lúc đó họ được yêu cầu nhắm mắt lại và họ rơi vào trạng thái ngủ. Lúc ấy, nhà thôi miên mới bắt đầu đưa những chỉ thị cho người bị thôi miên. Người đang bị thôi miên sẽ làm bất cứ điều gì mà nhà thôi miên yêu cầu.
http://www.petrotimes.vn/wp-content/uploads/2011/09/1ds1.jpg?a23879
Nhà ngoại cảm Nguyễn Đức Phụng đưa ra lý giải về khả năng của mình
Thuật thôi miên có thể làm một người cảm thấy như thể mình bị mù, câm hoặc điếc. Nó có thể làm cho người ta run lẩy bẩy. Thuật thôi miên có thể được sử dụng để làm cho người ta bị hoảng sợ. Một người bị thôi miên có thể làm những điều mà người đó sẽ không bao giờ làm ở lúc tỉnh và khi người đó tỉnh lại thì không thể nhớ được những gì mình đã làm khi bị thôi miên.
Ông Thịnh khẳng định: “Thôi miên là một bộ môn rất khó nhưng nó chỉ dừng lại là một trong những phương pháp giải phẫu không gây mê. Tôi chưa nghe ai nói đến phương pháp thôi miên người khác mà có thể tìm được mộ. Bên cạnh đó, ông Phụng cảnh báo rằng, thôi miên không phải là một trò chơi, nó có thể rất nguy hiểm khi một người không được huấn luyện kỹ càng lại đem ra áp dụng bừa bãi.
ngoaicam
12-24-2011, 04:06 PM
Ông Thịnh khẳng định: “Thôi miên là một bộ môn rất khó nhưng nó chỉ dừng lại là một trong những phương pháp giải phẫu không gây mê. Tôi chưa nghe ai nói đến phương pháp thôi miên người khác mà có thể tìm được mộ. Bên cạnh đó, ông Phụng cảnh báo rằng, thôi miên không phải là một trò chơi, nó có thể rất nguy hiểm khi một người không được huấn luyện kỹ càng lại đem ra áp dụng bừa bãi.
Còn áp vong, gọi hồn là việc giao lưu giữa hai thế giới âm – dương, nên vong chính là phần hồn của người đã mất. Tôi nhớ, trong lần gặp Ths Nguyễn Mạnh Quân lần trước, ông Quân đã nói rằng, nhà thôi miên có thể đưa con người trở về trạng thái vô thức rồi từ đó đưa người ta đến tương lai hay trở về quá khứ, một quá khứ rất xa, có thể là 30-40 năm, thậm chí là về hẳn kiếp trước. Cụ thể, nếu kiếp trước người ta là người Anh thì khi bị thôi miên sâu để đưa về kiếp trước thì đối tượng tự nhiên sẽ nói được tiếng Anh. Thôi miên để đưa đến tương lai thì tự nhiên người ta sẽ nhìn trước được số phận của mình!
Hai lĩnh vực không thể đánh đồng
Theo Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác, Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người thì nhà ngoại cảm Nguyễn Đức Phụng, Trưởng ban Tìm mộ từ xa là nhà ngoại cảm uy tín hàng đầu ở Việt Nam hiện nay, đã trải qua rất nhiều công đoạn kiểm tra và có xác xuất tìm mộ rất cao trong thực tế.
Chúng tôi đến gặp nhà ngoại cảm Nguyễn Đức Phụng. Không cần suy nghĩ, ông Phụng khẳng định: “Không thể đánh đồng giữa ngoại cảm và thôi miên được”. Theo ông Phụng, ngày càng nhiều những người tự cho mình là… thánh. Lợi dụng vào một số khả năng, thậm chí là lừa bịp trắng trợn để hoạt động mê tín dị đoan, làm giàu bất chính. Ông rất đồng ý với những phát hiện, cũng như phản ánh của báo chí trong thời gian qua. Sự thật rằng, không ít người tự huênh hoang rằng mình có những khả năng đặc biệt, được ban lộc, ban tài rồi tự đứng ra mở các trung tâm áp vong, tìm mộ. Tuy nhiên, họ đâu biết rằng, nếu không có khả năng thật thì xảy ra tình trạng vong nhập, nhưng không thoát ra được dẫn đến tâm thần, thậm chí là chết.
Ngay cả việc ngoại cảm tìm mộ cũng có nhiều phương pháp khác nhau và đương nhiên cũng như đem lại những hiệu quả khác nhau. Cụ thể, để giao lưu với người mất thì có những phương pháp sau: Cảm xạ, áp vong, cắm quả trứng lên đầu đũa, dùng trầu cau, sử dụng quả lắc… Tuy nhiên, ngoài cảm xạ có tỉ lệ từ 95-97% ra thì những phương pháp khác rất thấp, thậm chí có phương pháp chỉ đạt chưa đến 20%. Ông Phụng lo lắng: “10 trường hợp, chỉ cần sai 1-2 trường hợp đã là nguy hiểm rồi. Vậy mà có phương pháp (chưa kể trường hợp lừa bịp – PV) sai đến 80% thì chuyện người dân đặt câu hỏi, cũng như báo chí đánh “tơi tả” trong thời gian qua là không khó hiểu. Thế giới tâm linh trong sạch như vậy nhưng đã bị những “con sâu” làm vấy bẩn mất rồi”.
Với Ban ngoại cảm tìm mộ từ xa, kể từ năm 2000 đến nay, Ban đã tìm được 73.000 ngôi mộ. Trong đó, đem 7 bộ hài cốt của liệt sĩ và 5 bộ hài cốt của gia tiên ngẫu nhiên đi giám định AND thì cho kết quả đúng 100%. “Ông Quân sẽ lý giải như thế nào về tỉ lệ chính xác này?”, ông Phụng nói. Câu hỏi đặt ra: Vì sao nhà ngoại cảm, có thể chỉ nghe người thân của người đã mất kể lại, vậy mà trong vòng 15-30 phút sau đã vẽ xong sơ đồ, mọi người cứ theo thế mà tìm được hài cốt. Mặt khác, trong quá trình đi khai quật, nhà ngoài cảm chỉ cần ở nhà cũng có thể chỉ đạo được việc khai quật?
Lý giải điều này, ông Phụng cho biết: Việc tìm mộ từ xa kết hợp giữa logic thực tiễn và tâm linh. Đó là dựa vào phương pháp chọn lọc, suy đoán. Cụ thể, đầu tiên muốn tìm được mộ, chúng tôi phải có được thông tin liên quan đến người đã mất như: tên, tuổi, quê quán, ngày nhập ngũ, ngày hy sinh, đơn vị, địa danh. Sau đó, ông Phụng sẽ “triệu” vong về và vẽ sơ đồ. Bằng một sơi dây liên lạc nào đó, ông Phụng giao lưu với vong và lấy thông tin về vị trí hài cốt từ vong. Mỗi lần như vậy, ông chỉ cần mất khoảng 15 phút, lâu lắm thì 1 giờ là có thể vẽ được sơ đồ khá chi tiết. Trong trường hợp không triệu được vong, ông sẽ dùng đến phương pháp giao thoa với vong, tuy nhiên, đây là lựa chọn cuối cùng mà thôi…
http://www.petrotimes.vn/wp-content/uploads/2011/09/3ds3.jpg?a23879
Đối tượng bị áp vong hay bị thôi miên
Cũng đồng quan điểm với nhà ngoại cảm Nguyễn Đức Phụng, ông Nguyễn Khắc Bảy, một nhà ngoại cảm nổi tiếng với phương pháp tìm mộ từ xa, khẳng định luôn rằng: “Chuyện tìm mộ bằng phương pháp thôi miên… là vớ vẩn, hoàn toàn không có căn cứ”.
Phương pháp tìm mộ của ông Bảy là ngồi đối diện với thân nhân cùng huyết thống với người mất, tay cầm giấy báo tử của liệt sĩ, nhìn vào con mắt thứ ba của họ trên trán, ông có thể thấy hình ảnh của cả một vùng đất rộng lớn xung quanh ngôi mộ, biết được địa danh của vùng đất đó. Theo ông cái này gọi là “thiên nhãn”. Ngoài ra, khi vẽ bản đồ khu vực có hài cốt, anh cũng biết được cả tên của những người sống gần đó. Chỉ cần nói tên tuổi của người mất, anh đã có thể tả chính xác khu vực có hài cốt ra sao, những người còn sống trên mảnh đất đó là ai, tên gì. Trong hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Khắc Bảy đã giúp mọi người tìm được hàng ngàn ngôi mộ bị thất lạc. (Theo lý giải của ông Nguyễn Mạnh Quân, đây là phương pháp tự thôi miên).
Ông Bảy cho biết: “Tôi không muốn nói nhiều về những điều mà ông Quân nói. Nếu ông ta cho rằng chúng tôi lừa bịp, xin mời ông ấy đến gặp chúng tôi, mọi chuyện sẽ được sáng tỏ”.
Cũng theo ông Phụng thì các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để nghiên cứu kỹ kiểm tra tư cách khả năng của những cá nhân tự tấn phong, cũng như những trung tâm hoạt động không giấy phép tự nhận mình có khả năng đặc biệt, hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi bất chính. Với những cá nhân như ông Quân, cũng cần phải có những chuyên gia đầu ngành đến gặp gỡ, kiểm tra khả năng thực sự, tránh việc cá nhân tuyên bố này nọ rồi ảnh hưởng đến công việc của những nhà ngoại cảm chân chính.
“Tìm mộ liệt sĩ không chỉ có tài mà phải có tâm”
Trong thời gian qua, tại một số địa phương xuất hiện nhiều cơ sở hoạt động trong lĩnh vực áp vong, gọi hồn để tìm hài cốt một cách tự phát đã gây ra nhiều luồng dư luận khác nhau, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự địa phương. Không những thế, nhiều cơ sở còn có dấu hiệu lừa đảo, hoạt động mê tín dị đoan, thu lợi bất chính, gây hoang mang cho người dân. Với kinh nghiệm của mình, Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác có những minh chứng cụ thể kết hợp giữa khả năng ngoại cảm, với phương pháp khoa học và những vật chứng khác.
Theo Thiếu tướng Chu Phác thì thế giới tâm linh hoàn còn có thật, và trần sao, âm sẽ vậy. Trên thực tế, nhiều người có khả năng đặc biệt, có thể “giao lưu” được với những người đã mất. Điều này đã được kiểm chứng và cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, để được công nhận là nhà ngoại cảm, phải hội tụ đầy đủ những tiêu chuẩn sau: Thứ nhất, phải có thời gian theo dõi hoạt động nhất định. Thứ hai, đó là tỉ lệ thành công trong hoạt động ngoại cảm phải cao. Tiếp theo, phải trung thực, không được dối âm lừa dương. Và cuối cùng là phải phục tùng tổ chức, tránh vụ lợi cá nhân.
Trước hai luồng dư luận trái chiều về việc có hay không sự tồn tại hiện tượng áp vong nói riêng và tâm linh nói chung, nhằm thống nhất việc quản lý tìm kiếm, hoạt động ngoại cảm, quy tập mộ liệt sĩ, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các gia đình thân nhân liệt sĩ, tri ân đến những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vừa qua, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH đã giao cho Cục Người có công phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người (Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tìm ra những nhà ngoại cảm tâm huyết để tìm mộ liệt sĩ. Đồng thời, trong tương lai sẽ tiến hành hỗ trợ kinh phí giám định, đưa ra những hướng dẫn cụ thể về cách kiểm tra ADN.
Cuộc tranh cãi về dùng ngoại cảm hay thôi miên để tìm mộ và câu hỏi các nhà ngoại cảm có dùng phương pháp thôi miên để lừa bịp hay không, có lẽ sẽ cần có sự có mặt của rất nhiều chuyên gia đầu ngành kiểm tra và trả lời. Việc này chắc chắn sẽ rất cần thời gian. Tuy nhiên, trong thời điểm này, các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc mạnh mẽ, dẹp bỏ những trung tâm, cơ sở hoạt động mê tín dị đoan, gây nhũng nhiễu, hoang mang trong nhân dân… Đó là nguyện vọng chính đáng không chỉ của các nhà ngoại cảm “đích thực”, của Ths thôi miên y khoa Nguyễn Mạnh Quân mà còn cả toàn thể nhân dân.
Và xin được dùng lời của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã để kết thúc bài viết này: Người dân không nên quá sa đà vào việc tìm mộ. Mọi người ai cũng mong được siêu thoát. Vậy thì sao cứ phải trói buộc linh hồn của người đã khuất vào những cục xương, nắm đất. Rồi những thứ đó cũng về với cát bụi thôi. Tôi cho rằng, việc cố gắng bằng mọi phương cách để tìm mộ về là sự mù quáng, không để linh hồn người đã khuất được yên. Người đã khuất có thế giới riêng của họ, vì thế đừng cột họ vào với xương cốt. Ai chả mong được siêu thoát về những cõi cao hơn, đẩy người nhà của mình quay lại cõi tục thì có gì là hiếu nghĩa? Đừng đi làm nô lệ mù quáng cho những cục xương”.
http://www.creations.vn/News.php?l=vn&ac=5&cn_id=7&mode=detail&id=950
minhtriet
05-17-2012, 02:21 PM
Tôi không đồng ý với kết luận vội vã của ông Nguyễn Mạnh Quân vì ông không có kiến thức về tâm linh , nhưng tôi cũng rất buồn với phát biểu của ông Trần Đức Thịnh vì ông hoàn toàn không có kiến thức gì về thôi miên cả .Tôi xin cung cấp một số tài liệu để mọi người tìm hiều về môn khoa học thôi miên này :
http://www.khoahocngoaicam.de/th%C3%B4i-mi%C3%AAn/
Tài liệu tiếng nước ngoài đang được dich hãy liên hệ với tôi để trao đổi có thêm tài liệu.
Thôi miên có thể đào tạo ra những đồng tử có thể có tất cả các phép thuật cũng như khả năng ngoại cảm như một đạo sĩ huyền thuật và người có khả năng bẩm sinh hay do tai nạn.Mọi người thấy những đồng tử như vậy rất ít vì thuật thôi miên hiện đại ( chủ yếu dùng kích thích giác quan và dẫn dụ)tỉ lệ thành công rất thấp, hơn nữa nó làm hỏng căn tính của đồng tử.Thuật thôi miên sâu đòi hỏi những nhà thôi miên có năng lực đặc biệt và có những cách thức riêng nhưng vì nó quá lợi hại nên nó được giữ phục vụ quốc phòng, bí mật quốc gia. Ví dụ đồng tử có khả năng Remote-viewimg là thuật xuất vía có thể là việc tình báo.
Còn những nhà ngoại cảm gặp phải vấn đề là họ không biết khả năng của họ do đâu mà có ,không hiểu được cơ cấu, cách thức tạo nên khả năng đó ,không biết được cấu trúc các thể vô hình trong con người và các thể này liên hệ với nhau ra sao và liên hệ như thế nào với vũ trụ.Họ chưa được hướng dẫn để hiểu rõ cái gì là thực cái gì là giả .Vì thế mới xảy ra hiện tượng sử dụng bừa bãi ,đồng thời họ không biết cách luyện tâp để phát huy nên khả năng bi mất dần.
Em Nguyễn Thị K ''Cô gái vong hành'' và những khả năng kỳ dị.Nếu dùng phương pháp phân tích thôi miên trị liệu như ông Nguyễn mạnh Quân từng làm khả năng không cao và mất rất nhiều thời gian (mọi người có thể tìm hiểu ca chữa được dư luận xôn xao Làm tình với ma).Hơn thế lại không giúp em thấy rõ và vượt qua được cái trong thiền tông gọi là ma cảnh
.Người tu thiền khi tu đến giai đoạn nào đó luồng hỏa hầu được khơi dậy khiến người ta thấy những cảnh lạ trong tâm, những cảnh này có thể có nguốn gốc trong tiềm thức và vô thức của thiền sư hay từ những rung động ,hình tư tưởng từ ngoài vào .Trong trạng thái thiền cũng như trạng thái mơ thì người ta không thể phân biệt được thực giả khi người đó không có đủ định lực, những thứ đó là trướng ngại mà thiền tông gọi là ma cảnh nếu không có cách để vượt qua được nó thì người tu không thể thấy được chân lý.
Nếu so hiện tượng của em đó với hiện tượng trong võ thần thì hoàn toàn giống nhau.Tôi đã hưỡng dẫn nhiều học viên trong bộ môn võ thần dưỡng sinh thì đến được trạng thái như em K là đã đi được một đoạn đường rồi .Cái em cần là có người hướng dẫn để có thể luyện tập làm chủ được văn hỏa , võ hỏa và cần có một tấm bản đồ tâm linh để vượt qua các cảnh tượng đó để có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sáng suốt ,an lac .Em sẽ có được cơ hội
phát triển trí tuệ vô lậu và khai mở năng lực bản thân.
htvthuc
05-18-2012, 10:34 AM
Trong thời điểm hiện nay xuất hiện rất nhiều pháp môn mới thu hút rất nhiều người tham gia đủ mọi tầng lớp, nhiều pháp môn được cả báo chí ca ngợi dưới rất nhiều hình thức,…nên rất khó để phân biệt được đâu là chánh pháp và đâu là tà pháp.
Trong khi nghiên cứu và tìm hiểu về Phật học nguyên thủy và Khoa Học Tâm Thức Totha trên trang web www.totha.vn thì tôi được biết: Chánh pháp là phương pháp mang tính khoa học, Không phô diễn hình thức, Không tôn tạo quyền lực, không giáo điều, rất bình đẵng bác ái và đại chúng hướng cho con người đến Chân – Thiện –Mỹ, đến sự giải thoát - giác ngộ. Còn Tà pháp: đưa con người đến chổ cuồn tín, đầy hình thức bề ngoài, tôn tạo cho quyền lực, thị uy, thị quyền và hướng nhiều đến thần thông huyền bí, hướng đển sự Giả - Ác – Tà.
Trong thời mạt pháp như hiện nay nếu tu tập mà hướng nhiều về thần thông biến hóa, khả năng này nọ rất dễ bị ma qủy mượn vào để hành đạo sinh ra đột biến tâm thức, đa nhân cách, hoang tưởng,... ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống của chúng ta. Đừng vì những lợi ích trước mắt, vì những khả năng này khả năng nọ, vì những hào nhoáng hình thức bên ngoài làm che mờ tất cả để rồi bị cuốn vào vòng luẩn quẩn của sự đấu tranh thể hiện cao thấp, biểu diễn để thỏa mãn sự hiếu kỳ của đám đông mà chúng ta hãy tự mình tư duy phân tích để lựa chọn và định hướng cho mình một pháp môn chân chánh đúng như tinh thần phật học nguyên thủy(một pháp môn đã đứng vững được hơn 2500 năm) đã vạch ra đó là hướng con người đến Huệ thông minh triết mà không hướng đến thần thông hạn hữu vì thần thông sẽ không giúp chúng ta giải thoát được luân hồi. chúng ta chọn đường nào?
minhtriet
05-19-2012, 12:12 AM
"Chánh pháp là phương pháp mang tính khoa học, Không phô diễn hình thức, Không tôn tạo quyền lực, không giáo điều, rất bình đẵng bác ái và đại chúng hướng cho con người đến Chân – Thiện –Mỹ, đến sự giải thoát - giác ngộ".
Tôi rất ủng hộ quan điểm này của anh .
Bây giờ nói đến vấn đề thần thông và đạo đức anh đừng lầm hai khái niệm này.Tu tập thần thông và tu tập đạo đức là khác nhau, không thể chỉ lo tu tập đạo đức mà có được thần thông hay chỉ lo tu tập thần thông mà có đạo đức .Anh nên xem xét lại quan điểm của mình.Tu tập thần thông cũng là một khoa học là một khoa học thì tuân theo nguyên tắc khoa học như A+B=C.Hãy tham khảo thiên ác thần thông http://www.khoahocngoaicam.de/nh%E1%BB%AFng-b%C3%A0i-vi%E1%BA%BFt-hay-1/thi%C3%AAn-%C3%A1c-th%E1%BA%A7n-th%C3%B4ng/
1) Tôi hỏi anh, anh làm sao để có thể nguyên cứu tâm linh nếu anh không phát triển thần thông và các giác quan của các thể cao hơn?Anh dùng cái gì để có thể thấy được điều mình còn chưa biết , hơn nữa anh dùng cái gì để biết điều mình biết là thực hay giả?Tôn giáo mà anh nhận được phải chăng là trực tiếp từ đấng giác ngộ hay do truyền tụng lại?
2)Thiện là gì và ác là gì ?Làm sao anh biết được việc anh làm là đúng là thiện?Làm sao anh có thể bênh vực được chính nghĩa nếu anh không đủ năng lực ?Làm sao anh có thể đứng trên âm dương thiên ác như người phù trợ vô hình không để lại dấu vết nếu không có các quyền năng và trí tuệ?
3)Câu phát biểu cuối cùng của anh "thần thông không giúp ta giải thoát khỏi luân hồi "
Tôi hỏi anh thế nào là giải thoát?Những đặc điểm nào anh cho là của người giải thoát?
Quan điểm của tôi người giải thoát đơn giản là người có thể sống liên tục trong tự tánh tâm khi đã vượt thoát khỏi ảo ảnh của tư tưởng,họ đã dừng lại được tư tưởng .Trong thuật xuất vía tôi có nói qua về các cõi tâm linh thì người đó đạt vào cói nguyên thân không chịu ảnh hưởng của không gian thời gian ,trên cõi trí chịu ảnh hưởng của thời gian ,cõi vía chịu ảnh hưởng của không gian và cõi vật chất.Đứng trên phương diện thân và tâm là không còn khổ về thân và khổ về tâm.Đứng trên góc độ tiến hóa thì sự tiến hóa của họ là đường thẳng là sự học hỏi không ngừng và không mắc lại cùng một sai lầm một lần nữa ,một sự tỉnh thức hoàn toàn và ho mang được toàn bộ sự học hỏi qua các kiếp sống tiếp nếu họ muốn.
Bây giờ mới nói đến vấn đề thần thông và giải thoát:
-Để khỏi khổ đau về tâm thì cần có hai yếu tố TRÍ TUỆ và ĐẠO ĐỨC hóa giải.
Làm sao có thể có được trí tuệ nếu không tự thấy được và không phân biệt được cái gì là thực là giả ,nếu không có các giác quan của các thể tâm linh phía trên(hay khả năng ngoại cảm cao cấp)?Làm sao có được sự thương yêu nếu không hiểu biết?Làm sao có được sự đồng cảm nếu người ta không thấy được tư tưởng của nhau?
-Để khỏi khổ đau về thân:
+Khoa học thực nghiêm chế tạo ra nhiều máy móc để giảm bớt sự mệt nhọc của con người.
+Khoa học tâm linh ảnh hưởng rất lớn đến khoa học thực nghiệm giúp con người khai mở nhiều tiềm năng ,sức sáng tạo và rất nhiều những phát hiện trong tâm linh được đưa ra thực nghiệm.Hơn nữa khoa hoc tâm linh hay vấn đề thần thông giúp con người rất nhiều trong việc giải phóng họ khỏi sự chói buộc đau khổ về thể xác:
Ví dụ : thiết bố sam có thể giúp người ta khỏe mạnh và tránh được tổn thương về thân thể , tumo nội nhiệt giúp người ta chịu được lạnh...hay tu tập về định lực và xuất vía có thể tách thể cảm ra khỏi thân thể để không còn chiu nhưng đau khổ của thân thể khi bị tai nạn bệnh tật.
4)Một bài thuốc hay phải chăng chữa được bách bệnh?Phải chăng cái gì mới lạ anh chưa chịu tìm hiểu và gán ngay cho nó cái từ thần bí ,khó hiểu hay tà đạo để loại bỏ nó?Phải chăng anh coi một pháp môn nào đó là nhất và coi thường các cái khác?
Anh thấy ngay đức phật cũng dùng rất nhiều pháp môn tùy bệnh mà cho thuốc.Những ca thông thường thì dùng cách thức thông thường ,những ca phi thường thì phải dùng cách phi thường.
htvthuc
05-19-2012, 01:25 AM
Chào bạn!
Trong bài viết tôi chỉ nhắc nhở cảnh báo cho những người định hướng sai lệch về cách tu tập thần thông dẫn đến những hệ luỵ đáng tiếc! mà tôi đã tham khảo từ các nguồn :
http://www.totha.vn/energy_detail.php?id=62
http://www.totha.vn/energy_detail.php?id=140
http://www.totha.info/showthread.php?t=322
Nội dung bài viết chỉ là tham khảo nhằm cùng nhau chọn lọc ra hướng tu tập tránh bị sai đường, lạc lối, giúp mọi người không bị trả giá một cách đáng tiếc! Thiết nghỉ, cách tu tập của những bậc minh triết như : Phật Thích Ca, Chúa Jê Sus, Thánh A La được nhân loại tôn vinh và nhắc đến ngày càng nhiều từ bao thế hệ nay, trong nội dung của pháp môn dẫn dắt của nhửng vị ấy có bao giờ đề cập cách tu luyện cho các tín đồ chú dụng thần thông để được giải thoát (luân hồi, đau khổ, địa ngục) không? hay hãy gắng công hướng tâm tu tập (chỉnh sửa Thân, Tâm mình) thoát khỏi vòng ô trượt thì ta sẽ được tự tại, đó chính là huệ thông bất khả luận. Ai chứng đắc ắt nhận ra...Thiển kiến của tôi chỉ có bấy nhiêu ý đó thôi. Những luận lý "cao siêu" xin dành cho các vị cao nhân cùng hiển kiến...
Totha_Kien
05-21-2012, 03:17 PM
Qua bài viết của các bạn minhtriet và htvt, tôi có những ý kiến cá nhân xin được chia sẻ trên tinh thần tham khảo, học hỏi, đoàn kết để tìm ra tri thức đúng đắn.
Thế nào là thần thông?
Thần thông là khi tinh thần tập trung được (Khai Trí), khi tinh thần tâm thức được tựu hóa (Khai Tâm) và khi cơ thể sinh học được thông suốt (thông mình, không còn bị nặng trĩu bởi tác động của lục trần và lục căn, khí huyết kinh mạch được lưu thông, khỏe mạnh, Tinh thần sẽ thông suốt ) khi đó tinh thần chúng ta sẽ có sức mạnh rất lớn như chuyển di vật chất hay có thể kết nối thông tin với tầng thông tin của vũ trụ, khi đó con người sẽ khai mở được những khả năng đặc biệt tiềm ẩn trong hệ sinh học của mình, lúc nầy mọi hành vi (hành động, nhận thức, tư duy,...) vượt ngoài sự hiểu biết khả kiến (xuất thế gian) của 5 giác quan thông thường (Tai - Mắt - Miệng - Mũi - Lưỡi), những tác động của hệ sinh học vào môi trường sống hiện tại (thế gian) tạo nên những hiệu ứng đặc biệt vượt trên những gì diễn ra trong môi trường không gian 3D nầy (xuất thế gian), những hiệu ứng sinh học khai mở (thần thông) thuộc về phạm trù của giác quan thứ 6 (nó nằm ngoài sự nhận xét đánh giá bằng kiến thức và sự hiểu biết của 5 giác quan thông thường), mà những khả năng này chúng ta biết như là ngoại cảm, xuất hồn, tiên tri …hay còn được gọi bằng một tên khác là Tâm Linh.
Sở dĩ người bình thường chúng ta không có được những khả năng đặc biệt (thần thông) nêu trên do tinh thần chúng ta chưa tựu trung hợp nhất được do sự chi phối, can nhiễu của ngoại cảnh (lục trần) hay trong nội thức (Tinh - Khí -Thần) còn bất ổn. Bình thường chúng ta hay lo âu vì những vấn đề trong cuộc sống nào là cơm áo gao tiền, công ăn việc làm chẳng hạn sẽ khiến cho tinh thần chúng ta không tập trung được. Hoặc là, cơ thể chúng ta đau chổ này nhức chỗ kia thì làm sao tinh thần chúng ta ổn định, hay đến những nơi ồn ào, tối tăm, dơ dáy… thì liệu tinh thần chúng ta có tập trung được không? Vấn đề ở đây là khi tiếp xúc lục trần (ngoại cảnh) sẽ tác động lên lục căn hay hệ tâm thức của chúng ta không được cân bằng khi đó nó bị làm méo mó mà khi méo mó, không cần bằng thì ý trí và tinh thần sẽ không tựu hòa được, tinh thần của chúng ta không tập trung được mà khi không tập trung được thì làm gì có được hiệu suất hay công năng tối ưu? (giống như khi ánh sáng trắng đạt được công năng cao sau khi hội tụ qua 1 chiếc kính lúp sẽ đốt cháy được tờ giấy chẳng hạn. Đó là kết quả của sự tập trung và hội tụ được ánh sáng trắng tạo ra một năng lượng rất lớn).
Như vậy muốn tựu hóa được tinh thần phải làm cho hệ tâm thức ổn định và cân bằng. Mà muốn cân bằng được phải thông qua quá tình tu tập (chỉnh sửa và tập luyện hệ tâm thức) khi làm chủ được các giác quan rồi thì tinh thần chúng ta sẽ làm chủ được. Như vậy khi người tu tập tức là tìm giải pháp (pháp tu) chỉnh sửa được hệ tâm thức cân bằng và giữ cho bản thể được tốt (chánh mạng), đối nhân xử thế đúng đạo đức (chánh nghiệp) -> các giác quan không còn bị vướng chấp bởi những tác động ngược pha của hữu hình lẫn vô hình nữa -> quán tâm phóng chiếu...-> sẽ tạo nên những hiệu ứng kích hoạt năng lượng tâm thức ảnh hưởng vào trường không gian 3D vượt ngoài sự khả kiến của 5 giác quan thông thường, tức là sẽ có những khả năng đặc biệt mà chúng ta gọi là thần thông (trừ những trường hợp đột biến do những cách khai mở khác hoặc do bức xúc sinh tử). Chúng ta nên chọn sự tự tại hay sự mong cầu : Tu Tâm, Tựu Thức thuận hoà cùng Thiên-Địa-Nhân đó chính là Huệ Thông lấy đạo đức làm đầu, hay Tu cầu thần thông cho riêng cái thân vô thường và cái tôi vô ngã nầy?...Ta chọn cách nào?...
Xét lại ý kiến của bạn minhtriet trong link đạo đức và thần thông
Theo ý riêng cá nhân của tôi, thì việc tu chỉnh tập luyện (chỉnh sửa và tập) cho hệ tâm thức chúng ta (trong đó có bao gồm đạo đức nhân cách, bản thể sinh học, tinh thần…) cân bằng đi để bản thể chúng ta được thông suốt thì sẽ từ từ hé lộ và khai mở cho chúng ta những khả năng đặc biệt. Còn khi chúng ta mong cầu đi tìm con đường thần thông (đạt được khả năng lạ) trước khi đó chỉ cố tập trung đi tìm (có thể được hoặc không) Mong cầu mà không được sẽ gây ra tham, sân, si sẽ làm rối loạn và không cân bằng được hệ tâm thức như vậy chỉ có thể có khả năng nào đó (có giới hạn), nhưng ngược lại sẽ đánh mất những thứ khác (tổng thể) cao quý hơn.
Nên Trong tu tập khi quyết tâm chỉnh sửa chính mình, tìm hiểu và hiểu rõ chính mình khi đó chúng ta sẽ có được những điều cao quý hơn vì mỗi người chúng ta chính là một tiểu vũ trụ thu nhỏ và đều có quyền năng như nhau. Do bởi chúng ta chưa hiểu rõ hết, chưa khai thác hết nên mới đi tìm cái bên ngoài, quán tâm tìm được chính ta (bằng con đường tu tập đúng phương pháp [Chánh Pháp] ) khi đó chúng ta sẽ có được những điều vô giá. Lúc Tâm không còn bị vọng động do sự chi phối của lục trần tạo nên tham ái, mê hoặc (dấy loạn 108 phiển não) và định lực kiên trì chỉnh sửa (những rối rắm của hệ tâm thức để đạt sự cân bằng tròn) tu tập tiến về sự giải thoát. Khi đạt được sự giác ngộ đó là chính là Huệ Thông cao hơn thần thông rất nhiều. Do đó cứ làm từ cái gốc trước tất nhiên những cái khác sẽ có (bao gồm cả thần thông), còn mãi công khổ luyện (giới cấm thủ) chỉ lo đi tìm cái ngọn mông lung huyễn ảo, thì kết quả tương ứng nó chỉ là tạm thời và không bền vững chính là vậy...Ta chọn cái nào?. Điểm lại dòng lịch sử phát triển của nhân loại, ta xem có vị minh sư thần thông cao cường nào để lại cho đời những sự vĩ đại như : Phật Thích Ca, Chúa Jêsus không? mà chân lý của các ngài gửi gắm lại cho nhân loại muôn đời vẫn là Chân-Thiện-Mỹ để được giải thoát khỏi luân hồi, địa ngục tối tăm đau khổ hay là phải dốc công gắng sức tu cầu đủ thứ thần thông để theo các ngài rước về Niết Bàn, Thiên đàng, Nước Thánh,...?
Trong nôi dung dẫn dắt cơ bản của Phật học, việc tu tập không đặt thần thông lên trước vì thần thông không giải quyết được vấn đề giải thoát khỏi luân hồi, xưa kia đức Phật đã từng nhiều lần nhắc nhở Mục Kiền Liên (đệ nhất thần thông trong tăng đoàn) không nên lạm dụng thần thông trong việc tu tập giải thoát và can thiệp vào luật nhân quả, một trong số 10 vị đại đệ tử Phật, ngài đánh giá cao nhất vẫn là người giữ đúng phẩm hạnh đó là Ca Diếp (đầu đà đệ nhất) và kế là đạo đức cùng lòng từ bi trải rộng đó là A Nan Đà (đại văn đệ nhất), chính hai người nầy được chọn kế thừa là Nhất Tổ Ca Diếp và Nhị Tổ A Nan Đà thay Phật Thích Ca dìu dắt tăng đoàn sau khi Phật nhập diệt...Tham khảo trong bản đồ 10 pháp giới của Phật học để lại, cõi Atula được xếp dưới cõi người là vì bởi chúng sanh ở cõi này thần thông biến hóa rất nhiều nhưng luôn dùng thần thông để tranh đấu thể hiện cao thấp…tạo ra [Tham – Sân] nên rất khó tu tập tiến hóa là vậy.
Trong bài giảng về pháp luận tương đồng,Thầy có nói rằng :
“ Vũ trụ luôn trang bị cho muôn loài một huyền năng tối thượng để tìm đường quay trở về nguồn, sao ta không biết sử dụng huyền năng sẵn có nầy để mà tiến hoá, cứ suốt mãi bị mê mờ trong vòng tham ái của lục trần, lao đao trong chướng nghiệp, hãy phát tâm mở rộng lòng từ bi, hãy luôn hướng đến những điều cao quý, sao cho mang đến những lợi ích cho mọi người, mọi vật ngày càng hoàn hảo hơn, chúng ta sẽ tìm ra nguồn năng lượng vô biên ẩn tàng khi tâm đại bi được khai mở...”
Trong buổi Thầy giải đáp những thắc mắt có học viên đặc câu hỏi. Thưa thầy trong lúc hành thiền gặp trạng thái xuất hồn / xuất vía đến những cõi giới khác thì có nên tiếp tục hay không?
Thầy trả lời : Chúng ta đã từng ở những cõi giới đó trở về đây để trải nghiệm và trả nghiệp thì cần gì phải mất thời gian quay trở lại xuất hồn xuất vía đến cõi đó nữa. Phát biểu tại Hội thảo khoa học tháng 12/2010 của Nhà Ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cô là người có khả năng tìm mộ từ bấy lấu nay thấy được nhiều như thế mà vẫn còn bị cảnh giới kia gạt. Thầy nói có nên xuất vía để để quay trở lại nơi ta đã từng qua?..năng lượng tâm thức bất ổn sẽ gây nên những hệ luỵ đáng tiếc!...Ngay cái ta thấy, đang nghe, đang nếm, đang ngửi bằng chính những cảm thụ hiện hữu của mình hằng ngày đây, vậy mà ta chưa hiểu hết, nhận thức đúng (chánh tri kiến), thì thử hỏi phí công, phí sức tu luyện du thức tự kỷ đi tìm những điều không rõ ràng huyền ảo ở các cõi giới bên kia muôn hình vạn trạng khi tâm năng chúng ta chưa tròn sáng thì ắt giao du với những vong linh cõi thấp (đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu!), liệu có chắc giúp ích được cho ta những gì hay phải trả giá đắt cho sự hiếu kỳ? Tôi khuyên các anh chị trong hướng tu tập tiến hoá, hãy luôn phát tâm sao cho tôi thấy được chính tôi để chính sửa Thân, Tâm mình sao cho cân bằng lại (giải trừ sạch những chướng nghiệp đeo bám), mở tâm bố hoá thì sẽ thấy được tất cả vì ta là một tiểu vũ trụ và vũ trụ ẩn chứa trong mỗi chúng ta, khi đã quán sát làm chủ được các giác quan -> ta sẽ nhận ra...”
Rốt cuộc thần thông để làm gì? Phải chăng là để biểu diễn ra bên ngoài (chấp ngã) cho người khác quy phục sự hiếu kỳ…??? Hay là để giải quyết các vấn đề hữu hình hay vô hình trong cuộc sống giả hợp này? Nhớ lại câu chuyện Ngài Mục Kiền Liên (thần thông đệ nhất) dùng thần thông để cứu 500 con người ưu tú của dòng họ Thích Ca (Dòng họ của Phật Thích Ca) vào trong bình bát để thoát khỏi sự truy sát của vua Tỳ Lưu Ly nhưng cuối cùng khi đổ ra toàn là máu. Điều đó chứng tỏ Thần thông không thắng được luật nhân quả (quy luật của tạo hóa). Do đó bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng đều có nguyên nhân và kết quả hết. Mà nhân quả là nguyên nhân của sinh tử luân hồi, do đó thần thông không thể giúp chúng ta giải thoát theo ý của bạn hvtt là vậy. Nhưng ngược lại, huệ thông sẽ chính là phép mầu của sự giải thoát!
Thực ra hiểu rõ vấn đề giải thoát: chính là thoát khỏi sự vây hãm của của khổ đau hay do nhưng sự níu kéo, rối rắm do sự cám dỗ của tham sân si tạo nên mà thôi.
Totha_Kien
05-21-2012, 04:46 PM
Theo pháp luận của Totha: “Nếu chúng ta cố gắng khai mở tầm nhận thức (chánh tri kiến) và suy nghĩ sâu xa hơn (chánh tư duy), chuyển hoá phương pháp tu tập của mình sao cho tâm thức ta luôn tròn đều cân bằng để được thăng hoa bất chấp mọi hoàn cảnh tác động, sau khi kết thúc chu kỳ tại trái đất, tất nhiên Tâm thức ta sẽ chuyển hóa cao hơn nữa, nó không còn bị tác động của Trường năng lượng khác nữa, do đó Tâm thức ta sẽ thăng hoa lên những cảnh giới cao đẹp hơn, trong Thiên Chúa gọi là cõi Thiên đàng, bên Phật gọi là thế giới Cực lạc…Ta đã tìm lại đúng Tâm thật của ta sau bao cuộc hành trình rong rỗi cõi thế gian lắm bao ô trượt... Đó chính là sự giải thoát”
Dẫn ý trong câu chuyên Phật giáo, có một đạo sĩ nọ luyện được thần thông có thể bay được qua một con sông, ông tự mãn nhìn một nhà sư nọ chậm rải từng bước chân thách rằng ông có thể dùng công phu tu tập cùa mình làm được như tôi vậy không? nhà sư diềm đạm hỏi lại vị đạo sĩ kia rằng vậy chẳng hay ông tu luyện bao lâu để có thể làm được việc đó vậy? vị đạo sĩ đắc chí khoe rằng suốt 20 năm công phu ròng rã, vị sư vẫn điềm đạm trả lời rằng ông phải mất tới 20 năm tu luyện chỉ để làm mỗi chuyện nầy thôi sao và sẽ giữ được nó bao lâu trong suốt cuộc đời hành trình vô ngã nầy? rồi ông sẽ đi về đâu hỡi người hành giả?...!!!... còn tôi chỉ mất 2 xu cho người lái đò để làm phương tiện qua con sông nhỏ bé nầy, nơi tôi cần đến không phải ở chốn đây... Nếu xác định cuộc hành trình cho chính bản thân chúng ta không đúng vô tình uổng phí một kiếp người ( hành trình 60 năm cuộc đời có là bao) vì làm kiếp người thật là may mắn vì chúng ta có tư duy và trí tuệ và có điều kiện tu tập tốt hơn các loài khác (loài chim có thể bay lượn tự do trên bầu trời kia, tại sao nó không giải thoát được là vì tuy nó lương thiện, không tham sân si như con người nhưng tư duy tri kiến của nó rất kém không có điều kiện để trải nghiệm và trả nghiệp như chúng ta)
Do vậy trong cuộc sống cũng như trong tu tập thì yếu tố chánh tri kiến và chánh tư duy cần luôn phải được đặt lên hàng đầu trong pháp tu Bát Chánh Đạo của Phật học nhằm phân tích, kiểm định lại những giải pháp tu tập đúng (chánh pháp), để có thể chọn cho mình con đường đúng đắn (chánh đạo) không bị trả giá một cách đáng tiếc trong một kiếp người!... Hay trong tục ngữ ca dao ông bà ta cũng dạy “sai một ly đi một dặm” là ở chỗ này, dặn dò việc làm điều gì phải hiểu tới nơi tới chốn (đúng sai, tốt xấu) và phải tư duy suy nghĩ (xem xét đối chiếu) cho thật đúng đắn đưa ra một sự lựa chọn đúng.
Muốn biết được cái gì đúng cái gì sai cần có một tiêu chuẩn hay là phương pháp đối chiếu, nên cần có tư duy (suy nghĩ), Tri kiến (kiến thức, hiểu biết). Muốn biết được tôn giáo nào đó có đi đến sự giác ngộ hay không phải xem tôn giáo ấy có bình đẳng, bác ai hay không, có tôn tạo và thị quyền hay không, có cho con người quyền tự tại để vươn lên không?, có giúp con người hướng về Chân-Thiện-Mỹ (sự Chân Thật – Thánh Thiện – Cao đẹp (Mỹ)) không? và có giúp họ tiến hóa hay không?
Sự phi thường cơ bản trong Phật học đó chính là Diệt thọ tưởng định (thánh quả A La Hán) sau khi vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ!
Sự siêu việt trong Phật học, đó là thành tựu tâm tự tại trí bát nhã ba la mật đa vượt qua tam giới (Dục, Sắc và Vô sắc), chứng đắc vô thượng vô đẳng đẳng giác thể nhập cùng Chân Không Diệu hữu (quả vị Phật thừa : Tâm ngộ thật tướng-Duyên khởi tánh không-Tự giác giác tha-Từ, Bi, Hỉ, Xả).
minhtriet
05-21-2012, 07:48 PM
(Thần thông không thắng được luật nhân quả)
Thần thông và nhân quả là khác nhau xin đừng lẫn lộn mà so sánh .Nhân quả là một qui luật của tạo hóa như anh nói.Còn thần thông là khoa học nghiên cứu tìm hiểu những qui luật đó để có thể sử dụng nó .Thần thông bao gồm cả huệ thông.
Như tôi đã nói nếu anh chỉ lo tu tập đạo đức thì không thể có được thần thông và ngược lại và muốn giải thoát thì phải tu tập cả hai.
Ví dụ như một người chỉ lo làm thiện thì họ chị nhận được thiện quả vẫn còn đứng trong âm dương thiện ác , hơn nữa họ còn bị sự chống đối nhiều hơn từ phía ác và sự ghen tị tâm họ luôn bị phân chia giằng xé, cắn rứt như đứng hai chân trên hai con thuyền đi về hai hướng làm sao có thể vào được nhất nguyên.Hơn nữa việc họ cho là thiện là ác theo nguyên tắc đạo đức trong tâm của họ liệu có phù hợp với thực tế.Còn những người đã phát triển được trí huệ và thần thông thì họ đứng trên thiện ác mà hành động, và họ có đủ năng lực để là người phù trợ vô hình không để lại dấu vết.
-Làm sao có thể cắt đứt được sự chói buộc hay tham sân si …khi mà các giác quan của chân ngã chưa được mở ra?
-Khi một người đã sống được trong tự tánh tâm , tâm như mặt nước im lặng phản ánh đúng sự thực phải chăng họ có tất cả trí huệ mà không cần học hỏi gì nữa?Mọi người hãy nghe xem những bậc tổ nói gì khi họ đã sống trong tự tánh tâm ?Phải chăng họ nó rằng lúc đó mới chỉ bước vào quá trình học hỏi thực sự ?
Tôi thấy lúc này họ mới vào được cõi chân ngã và họ còn học hỏi để sử dụng các giác quan của chân ngã và họ còn phải thu bắt, học hỏi những kiến thức trong vũ trụ và sử dụng các năng lực của vũ trụ .Nhưng cái họ hơn người thường là họ không còn bị cái vô minh nữa.
Bây giờ nói đến hai câu chuyện anh Kiên kể :
1 .Câu chuyện thứ nhất về ngài Mục Kiền Liên :
Tiêu chuẩn nào nói là ngài là thần thông đệ nhất?
Ngài không cứu được theo tôi có thể nói một vài nguyên nhân sau:
-Thần thông của ngài có thể thua phía bên kia nên không thể cứu được.
-Thần thông của ngài vận hành có sự sai sót gì đó: ví dụ như sự sai sót của các chuyên gia khi phóng tầu không gian du hành sang vũ trụ khác nhưng có sự cố làm tàu nổ tung khiến mọi người bị chết.
2.Câu chuyện thứ hai đức phật qua sông chỉ với mấy đồng xu mà những người tu tập hiển giáo thường lấy ra để chê bai các đạo sĩ ,các pháp sư huyền thuật mật tông.
Còn đức Phật thì không có ý như vậy,mà đức Phật chỉ nhấn mạnh cái nguyên cứu ứng dụng của khoa học thần thông đó có phụ vụ thiết thực đời sống hay không.
Nếu một người vào cõi nguyên thần , sống trong tự tánh tâm rồi thu bắt những khoa học kĩ thuật , những kiến thức thất truyền về mọi lĩnh vực của những nền văn minh cũ, hay của người ngoài hành tinh được lưu giữ trong kí ức vũ trụ để phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của con người thì tốt biết bao.Còn những kẻ du hành trong các cõi giới tâm linh chìm trong những ảo tưởng ,ảo vọng xa rời thực tế đời sống thì hoàn toàn khác đáng nên án .Nhưng tôi thấy hầu hết mọi người đều như vậy.
-Thứ hai nếu tu tập thần thông đúng cách, đúng công thức thì kết quả không lâu và có thể là rất nhanh đằng khác.Những nền văn minh ngoài hành tinh họ đã sở hữu những phương pháp ,những khoa học như vậy.
http://www.khoahocngoaicam.de/
http://www.khoahocngoaicam.de/nh%E1%BB%AFng-b%C3%A0i-vi%E1%BA%BFt-hay-1/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nh%E1%BB%9B-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-ki%E1%BA%BFp-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc/
Totha_Kien
05-22-2012, 04:59 PM
Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy (khoa học, tâm linh, tôn giáo), nghiên cứu hay phân tích cũng như đánh giá một vấn đề gì, hãy chớ nên vội vàng theo tư kiến riêng mình sẽ dễ dẫn đến biên, thủ kiến mà ta hãy tri kiến và tư duy đúng đắn (chánh) đối chiếu trên, dưới, trước, sau một cách rõ ràng mạch lạc cùng thành tựu thực tế - thực tế chính là thước đo chân lý - ta ắt biết nhận thức, hành trình đi đến...của mình là đúng, sai minh bạch.
Cuộc hành trình nơi cõi giả
Mỗi người theo mỗi ngã
Ai tìm ra chân lý
Người ấy đi đúng đường
1/- Trong bài viết của mình về nội dung 'Thần thông không thắng được luật nhân quả', ý từ phân biệt rõ ràng, chẳng thể lý ý so sánh thần thông và nhân quả như bạn minhtriet đề cập.
2/- Bạn có thể chỉ rỏ giúp tôi và mọi người cùng đối chứng thực tế hiện có chân sư nào dùng thần thông giúp mọi người thoát được luật nhân quả, cụ thể : không còn u tối, mê muội, đau khổ, tai nạn, bạo bệnh,...?
3/- Bạn xem lại quan điểm của mình quy đồng thần thông bao gồm huệ thông?!! đồng nghĩa cõi Atula (Thần thông cấp trung), Trời (Thần thông cấp cao) bao gồm huệ thông A La Hán?!!
4/- Ta cần phân biệt việc giữ gìn đạo đức trong đời sống và hạnh tu tập huệ đức (trì giới + phát tâm từ bi cứu độ) khác hẵn xa cả ý nghĩa lẫn sự hành trì....
5/- Ta cũng cần phân biệt Trí Huệ và Trí Tuệ. Đã thành tựu Trí Huệ tức là đã thành tựu Giới-Định-Tuệ, tức Trí-Tâm đã hoà hợp đồng thể tính tự nhiên (tự tính).
6/- Ta cần xem lại cụm từ 'giác quan chân ngã' mà bạn minhtriet sử dụng, theo pháp lý giác ngộ (phật pháp), thì khi tu tập thành tựu thánh quả A La Hán (Diệt Thọ Tưởng Định) các giác quan thông thường (nhận từ lục căn) để giao thức cùng lục trần phóng chiếu vượt qua tam cõi, đó chính là tuệ giác thành tựu thì mới không còn vướng mắc vô ngã nữa, tức là trực nhập tựu trung chân ngã (Niết Bàn tịnh tĩnh không).
7/- Trong kinh đại thừa nói về Thập đại đệ tử Phật :
Thập đại đệ tử (zh. 十大弟子, bo. ཉན་ཐོས་ཉེ་འཁོར་བ ུ་) là mười đệ tử quan trọng của Phật tổ Thích-ca Mâu-ni, hay được nhắc nhở trong kinh sách Đại thừa (sa. mahāyāna):
1. Ma-ha-ca-diếp (zh. 摩訶迦葉, sa. mahākāśyapa, bo. འོད་སྲུང་ཆེན་པོ་): Đầu-đà (tu khổ hạnh) đệ nhất, được xem là Sơ tổ Thiền tông Ấn Độ; ông là người yêu cầu mở đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên của Phật giáo.
2. A-nan-đà (zh. 阿難陀, sa. ānanda, bo. ཀུན་དགའ་བོ་): Đa văn đệ nhất, người “nghe và nhớ nhiều nhất”, được xem là Nhị tổ Thiền tông Ấn Độ. A-nan-đà hay được trình bày trong tranh tượng đứng bên cạnh Phật cùng với Ma-ha-ca-diếp; tuy là Đa văn đệ nhất nhưng sau khi Đức Phật Niết-bàn ông mới chứng quả A-la-hán rạng sáng ngày kết tập kinh điển đầu tiên.
3. Xá-lợi-phất (zh. 舍利弗, sa. śāriputra, bo. ཤཱ་རིའི་བུ་): Trí huệ đệ nhất, đệ tử quan trọng nhất của Phật trong các kinh Tiểu thừa (sa.hīnayāna); trước khi xuất gia, ông là một luận sư nổi tiếng trong giáo đoàn Bà-la-môn.
4. Tu-bồ-đề (zh. 須菩提, sa. subhūti, bo. རབ་འབྱོར་): Giải Không (sa. śūnyatā) đệ nhất. Tu-bồ-đề thường xuất hiện trong kinh điển hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
5. Phú-lâu-na (zh. 富樓那, sa. pūrṇa, bo. གང་པོ་): Thuyết Pháp đệ nhất;
6. Mục-kiền-liên (zh. 目犍連, sa. mahāmaudgalyāyana, bo. མོའུ་འགལ་གྱི་བུ་): Thần thông đệ nhất, hay đi đôi với Xá-lợi-phất; sau khi xuất gia được 7 ngày ông đã đoạn trừ hết các lậu hoặc, chứng quả A-la-hán (阿羅漢; sa. arhat, arhant; pi. arahat, arahant)
7. Ca-chiên-chiên (zh. 迦旃延, sa. katyāyana, bo. ཀ་ཏྱའི་བུ་): Biện luận đệ nhất;
8. A-na-luật (阿那律, sa. aniruddha, bo. མ་འགགས་པ་): Thiên nhãn đệ nhất;
9. Ưu-ba-li (優波離, sa. upāli, bo. ཉེ་བར་འཁོར་): Giới luật đệ nhất;
10. La-hầu-la (羅睺羅, sa. rāhula, bo. སྒྲ་གཅན་འཛིན་): Mật hạnh đệ nhất, ông cũng là người con duy nhất của Thái tử Tất Đạt Đa (sau này thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni)
8/- Câu chuyện qua sông không nói nhân vật là đức Phật, mà nói chung là một vị sư (người tu hành) của bất kỳ tôn giáo nào, miễn sao vị ấy tường minh Diệu Lý Tánh Không.
Cuộc hành trình nơi cõi giả
Mỗi người theo mỗi ngã
Ai tìm ra chân lý
Người ấy đi đúng đường
Chúc mọi người thành công trên con đường tiến đến bờ giác của mình.
http://www.youtube.com/watch?v=zFbjDcz_CbU
Bản thuyết minh tiếng Việt http://www.youtube.com/watch?v=5hghskE079U
minhtriet
06-03-2012, 04:45 PM
Sơ lược câu chuyện : Ngũ Tổ bảo môn đồ trình kệ, ai Kiến Tánh thì được ngôi Tổ. Sư Thần Tú viết :
Thân là cây Bồ Đề
Tâm như đài gương sáng
Thời thời phải lau chùi
Chớ để cho bụi bám
Cư sĩ Huệ Năng đọc bài kệ, biết Thần Tú chưa Kiến Tánh , nên đối lại như sau :
Bồ Đề vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Xưa nay không một vật
Nào chỗ bám trần ai
nhờ bài kệ này, mà cư sĩ Huệ Năng được truyền ngôi Tổ.
Đó là hai đường lối tu tập khác nhau trong cách hành thiền.Cách thứ nhất vẫn còn đứng trong âm dương thiên ác, cách thứ hai vượt trên âm dương thiện ác,vượt trên sự phân biệt ,nhị nguyên.
http://www.khoahocngoaicam.de/thi%E1%BB%81n/
Xin mời mọi người đóng góp thêm về chủ đề này .
Chân thành cảm ơn !!!
minhtriet
Totha_Kien
06-04-2012, 10:42 AM
[Này các Kàlàmas, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời đồn hay bởi truyền thống, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời người khác nói, chớ để bị dẫn dắt bởi những gì ghi lại trong Kinh điển, bởi lý luận hay suy diễn, bởi xét đoán bề ngoài, bởi tán thành một lý thuyết nào đó, bởi lòng tôn trọng "vị Sa môn này là Thầy ta". Mà này các Kàlàmas, khi các vị tự mình biết rõ: "Những pháp này là bất thiện, những pháp này đáng bị khiển trách và bất lợi". Lúc ấy các vị hãy từ bỏ chúng... "Và này các Kàlàmas, khi nào các vị tự mình biết rõ: “Những pháp này là thiện, những pháp này là không lỗi và có lợi”, lúc ấy các vị hãy tiếp nhận và an trú trong pháp đó". Tăng Chi Bộ Tập I].
1/- Huệ Năng (638 - 713) sinh quán Tân Châu-Lãnh Nam, nhà nghèo, xuất gia học phật lúc 24 tuổi thọ giáo Ngũ tổ Hoằng nhẫn tại chùa Đông Thiền, huyện Hoàng Mai, xứ Kỳ Châu. Huệ năng từ thuở nhỏ đến lớn thân tâm trong sạch nên ông ngộ đạo rất nhanh, thấu quán Diệu lý tánh không. Một hôm vào lúc nửa đêm, Huệ Năng lén vào thất của Ngũ Tổ, Tổ lấy Y cà sa che vây quanh, cho người ngoài chẳng thấy rồi Tổ giảng kinh Kim Cang, đến câu: "Nên không trụ vào đâu mà sanh ra tâm của mình." Huệ Năng nghe qua, đại ngộ được lẽ: Hết thảy muôn pháp đều chẳng rời khỏi tính tự nhiên, bèn bạch với Tổ: "Dè đâu tánh tự nhiên vốn tự thanh tịnh, dè đâu tánh tự nhiên vốn chẳng sanh diệt, dè đâu tánh tự nhiên vốn nó đầy đủ, dè đâu tánh tự nhiên vốn không lay động, dè đâu tánh tự nhiên thường sanh muôn pháp.". Tổ biết Huệ Năng đã ngộ về bổn tánh nên bảo thêm: "Kẻ nào chẳng biết bổn tâm thì học đạo vô ích. Nếu ai biết bổn tâm tự nhiên, thấy bổn tánh tự nhiên, tức thị kêu là bực trượng phu là Thầy của Trời, người là Phật.
2/- Trước Huệ Năng, Thiền còn mang nặng ảnh hưởng Ấn Độ nhưng đến đời Sư, Thiền bắt đầu có những đặc điểm riêng của Trung Quốc. Vì vậy mà có người cho rằng Sư mới thật sự là người Tổ khai sáng dòng Thiền tại đây. Huệ Năng không chính thức truyền y bát cho ai, nên sau đó không còn ai chính thức là truyền nhân. Tuy nhiên Sư có nhiều học trò xuất sắc. Môn đệ chính là Thanh Nguyên Hành Tư và Nam Nhạc Hoài Nhượng là hai vị Thiền sư dẫn đầu hầu như toàn bộ các dòng Thiền về sau. Cả hai dòng này cũng được truyền đến Việt Nam qua các vị như Thảo Đường, Nhất Cú Tri Giáo, Vô Ngôn Thông và Chuyết Công.
Sư là tác giả của tác phẩm chữ Hán duy nhất được gọi là "Kinh", một danh từ thường chỉ được dùng chỉ những lời nói, bài dạy của chính Phật Thích-ca, đó là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh, một tác phẩm với ý nghĩa rất sâu xa về thiền. Cũng nhờ Pháp bảo đàn kinh mà người ta biết được ít nhiều về Huệ Năng. Sư họ Lô (zh. 盧) sinh trong một gia đình nghèo, cha mất sớm, lớn lên giúp mẹ bằng cách bán củi. Một hôm, trong lúc bán củi, nghe người ta tụng kinh Kim cương, Sư bỗng nhiên có ngộ nhập. Nghe người đọc kinh nhắc đến Hoằng Nhẫn, Sư liền đến tìm học. Hoằng Nhẫn nhận ra ngay căn cơ của Sư, nhưng không truyền pháp ngay, bắt tiếp tục chẻ củi, vo gạo. Truyền thuyết nổi tiếng về việc truyền tâm ấn cho Huệ Năng và việc phân đôi hai phái Thiền Nam-Bắc được kể lại như sau:
Hoằng Nhẫn biết tới lúc mình phải tìm người kế thừa nên ra lệnh cho học trò mỗi người viết kệ trình bày kinh nghiệm giác ngộ. Cuối cùng chỉ có Thần Tú, một đệ tử với tri thức xuất sắc mới dám làm. Thần Tú viết bài kệ, so sánh thân người như cây Bồ-đề và tâm như tấm gương sáng và người tu hành phải lo lau chùi, giữ tấm gương luôn luôn được trong sáng. Sư đang làm việc trong bếp, nghe đọc bài kệ biết người làm chưa Kiến tính. Sư cũng nhờ người viết bài kệ của mình như sau:
菩提本無樹。
明鏡亦非臺
本來無一物。
何處有(匿)塵埃
Bồ-đề bổn vô thụ,
minh kính diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật,
hà xứ hữu (nặc) trần ai?
Bồ-đề vốn chẳng cây,
gương sáng cũng chẳng phải là đài
Xưa nay không một vật,
nơi nào dính bụi trần?
Nghe bài kệ, Hoằng Nhẫn biết căn cơ của Sư vượt hẳn Thần Tú, nhưng sợ di hại nên nửa đêm gọi Sư vào thất và thuyết trọn kinh Kim cương cho Sư. Đến câu "Đừng để tâm vướng víu nơi nào" (ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm 應無所住而生其心), Sư hoát nhiên đại ngộ. Ngũ tổ truyền y bát cho Sư và khuyên đi về phương Nam. Khi tiễn Sư xuống thuyền, Tổ muốn tự chèo đưa Sư sang sông, Sư bèn nói: "khi mê thầy độ, ngộ rồi tự độ" và tự chèo qua sông. Suốt 15 năm sau, Sư ở ẩn, và trong thời gian này vẫn là cư sĩ. (ta không lầm ông không phải xuất thân vốn là cư sĩ!!!). Sau đó, Sư đến chùa Pháp Tính ở Quảng Châu. Đó là nơi sản sinh công án nổi tiếng "chẳng phải gió, chẳng phải phướn" (Vô môn quan, công án 29). Sau khi Sư chen vào nói "tâm các ông động" thì Ấn Tông, vị sư trụ trì của chùa hỏi Sư "Nghe nói y pháp Hoàng Mai đã truyền về phương Nam, phải chăng là hành giả?" Lúc đó Sư mới nhận mình là truyền nhân của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Ấn Tông sai người cạo đầu cho Sư, cho Sư gia nhập Tăng-già rồi xin nhận Sư làm thầy.
Sau đó, sư bắt đầu giáo hoá ở chùa Pháp Tính, về sau về Bảo Lâm tự ở Tào Khê và thành lập Nam tông, trong lúc đó Thần Tú và đệ tử thành lập Bắc tông và cũng tự nhận là truyền nhân của Ngũ tổ. Nam tông cho rằng, giác ngộ là một sự nhảy vọt bất ngờ, mang tính trực giác trong lúc Bắc tông chủ trương dùng suy luận, tu tập dần dần theo chỉ dạy của kinh sách mà giác ngộ. Trong cuộc tranh chấp giữa hai phái đốn ngộ (ngộ ngay tức khắc) và tiệm ngộ này, Nam tông đã chứng tỏ sinh lực của mình, sản sinh vô số Đại sư và trở thành truyền phái đích thật của Phật pháp tại Trung Quốc. Phái Thần Tú chỉ vài thế hệ sau là khô kiệt.
Với Huệ Năng, được xem là người "ít học" nhất lại được truyền tâm ấn, Thiền đã qua một bước ngoặt quyết định, trở thành Thiền tông Trung Quốc với sự ảnh hưởng ít nhiều của đạo Lão. Các hiền triết Lão giáo cũng là những người cười nhạo văn tự, họ đã có ảnh hưởng lên cái "bất lập văn tự" của Thiền tông để từ sự dung hợp này, tất cả các tông phái Thiền Trung Quốc ra đời. Với Huệ Năng và các vị Đại sư nối tiếp, Thiền tông Trung Quốc đi vào thời đại hoàng kim trong đời nhà Đường, nhà Tống. Và cho đến ngày nay, Thiền tông vẫn còn là nguồn cảm hứng sâu xa, vẫn là một pháp môn cho nhiều Phật tử.
Tam giới đại thiên thần thông quảng
Tâm tưởng vọng ngàn muôn thức sinh
Vô thường kinh lý hành vạn pháp
Vô sắc vô sanh tánh thật Không
Cuộc hành trình nơi cõi giả
Mỗi người theo mỗi ngã
Ai tìm ra chân lý
Người ấy đi đúng đường
minhtriet
06-04-2012, 01:22 PM
Xin đóng góp :
Đạo lớn chẳng gì khó
Cốt đừng lựa chọn thôi
Quí hồ không phân biệt
Thì tự nhiên sáng ngời
Sai lệch đi một li
Đất trời liền xa cách
Chẳng nghĩ chuyện ngược xuôi
Thì hiện liền trước mắt
Thật tiếc thay người đời đều có tâm phân biệt ,lựa chọn nên chẳng thể thấy được đạo .Vì thế mà họ tự đồng hóa mình với sinh tử , khổ đau.
htvthuc
06-05-2012, 12:03 PM
Trước hết xin cảm ơn bài viết của Totha_Kien hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, tiện dây tôi cũng xin đóng góp cùng nhịp cầu giao lưu tri thức totha.info đề tài Phân biệt Chánh/Tà.
Phàm trước khi làm bất cứ một việc gì, con người thường lập sẵn cho mình một trong những định hướng như sau :
1/- Bất chấp phân biệt sự đúng/sai, không phân biệt lợi/hại, không phân biệt chánh/tà, thiện/ác,...- Hành động kẻ tiểu nhân, phàm phu mê muội.
2/- Suy nghĩ phân biệt đúng/sai, lợi/hại, chánh/tà, thiện/ác,...- Hành động của người quân tử, thiện tri thức.
3/- Cân nhắc luật nhân quả - Hành động của người tu học.
4/- Luôn đặt lợi ích mọi người, mọi loài, sự sống chúng sanh lên trên hết - Hành động của bậc chân tu - Tâm bất phân biệt.
Như vậy, cụm từ "Bất phân biệt", chúng ta cần sử dụng đúng nơi, đúng chổ phân biệt rõ chánh/tà nhằm tránh hậu quả đáng tiếc nhất là trên con đường nhập đạo (nhập môn) tu học, cứ áp dụng sáo điều "Tâm bất phân biệt cao, thấp, đúng, sai,..", ta sẽ trả giá thế nào cho việc bất phân biệt đạo chánh đạo hay bất chánh đạo?!!!..hay là cần luôn tri kiến và tư duy một cách đúng đắn (chánh tri kiến và chánh tư duy) chọn cho mình con đường đúng (chánh đạo) để mà tu học theo đúng phương pháp dẫn dắt (chánh pháp), thì lúc ấy ta hãy toàn tâm toàn ý ( cùng đức tin) tinh tấn tu học mà không phải để tâm phân biệt cao/thấp, tịnh/bất tịnh, định/bất định, Niết bàn/bất niết bàn,.. Dẫn ý theo như bài viết Totha_Kien đã trình giải ở mục trên, xin trích dẫn lại : "... thực tế chính là thước đo chân lý - ta ắt biết nhận thức, hành trình đi đến...của mình là đúng, sai minh bạch." Trên thực tế kể từ ngàn xưa cho đến hiện nay, bất kỳ pháp môn nào cũng thảy đều sở thủ cho rằng mình cao, đúng (chánh) cả, ta hãy lấy thực tế chính là thước đo chân lý, và hãy nhận ra rằng không pháp môn nào cao hơn chân lý!
Hãy chỉ cho tôi sự vĩ đại về người thầy của bạn
cùng những thành tựu của bạn đã từng đóng góp cho cuộc đời nầy,
tôi sẽ nói rằng bạn đúng/sai bất phân biệt...
minhtriet
06-06-2012, 08:45 AM
Sự giầu có không có chánh tà ,thần thông cũng vậy .Thần thông không phải là phép thuật biến hóa ở ngoài nguyên tắc khoa học như mọi người hay lầm tưởng http://www.khoahocngoaicam.de/nh%E1%BB%AFng-b%C3%A0i-vi%E1%BA%BFt-hay-1/tu-luy%E1%BB%87n-th%E1%BA%A7n-th%C3%B4ng/
,do người sử dụng nó mà mới phân chánh tà . Muốn hiểu các nguyên lý vũ trụ thì anh phải tìm hiểu về nó, nhân quả cũng vậy.Nhân quả là một quy luật vậy cần hiểu nó để có thể sử dụng đươc nó .Chứ không phải coi nó là giáo điều .
Cuộc sống luôn thay đổi từng giây nhưng chỉ có cái đầu là ngoan cố không chịu thay đổi .Không thay đổi thì làm sao phù hợp với cuộc sống ,đáp ứng kịp với cuộc sống. Hay để tâm mở là bí quyết của hạnh phúc.
Nên mở rộng tâm để học hỏi.
Có một ông vua nọ muốn biết người mù nhìn sự vật ra làm sao. Vua bèn cho gọi năm anh mù đến, cho mấy anh sờ vào một con voi rồi tả cho vua nghe.
Anh sờ trúng cái vòi thì nói con voi giống như vòi nước.
Anh sờ trúng tai voi thì nói con voi giống như cái quạt.
Anh sờ trúng bụng voi thì nói con voi giống như cái trống.
Anh sờ trúng chân voi thì nói con voi giống như cột nhà.
Anh sờ trúng đuôi voi thì nói con voi giống như cái chổi.
Năm anh mù tả con voi theo kiểu của mình, không ai giống ai, người nào cũng cho mình đúng rồi cãi nhau um xùm làm vua vừa buồn cười vừa thương hại. Buồn cười vì anh nào cũng cho mình biết được con voi, thương hại vì các anh mù mà không biết mình mù, chỉ sờ thấy một phần nhỏ mà tưởng là mình đã thấy toàn thân con voi.
Đức Phật thuyết pháp trong suốt 45 năm, để lại biết bao nhiêu kinh điển. Chúng ta mỗi người chỉ học và nghiên cứu vài bộ hoặc vài chục bộ kinh rồi tưởng mình biết hết đạo Phật. Khi nghe quý thầy giảng đạo, tôi thấy đạo Phật của thầy A không giống đạo Phật của thầy B, đạo Phật của thầy B không giống đạo Phật của thầy C, và v.v...
Chẳng cần nói đến đạo Phật của quý thầy khác nhau, hãy chỉ nói về đạo Phật của thầy A. Hai vợ chồng tôi cùng đi nghe thầy giảng 2 tiếng đồng hồ. Về nhà hỏi lại thì mỗi người đã nghe và hiểu khác nhau rồi. Tôi thích Thiền nên trong suốt buổi giảng, tôi chỉ nghe thấy những gì có liên quan đến Thiền thôi. Vợ tôi thích Tịnh Độ, những gì thầy nói có liên quan đến Tịnh Độ thì nàng thâu nhận ngay, còn những chi tiết khác thì không nhớ gì hết!
Thầy nói pháp suốt 2 tiếng đồng hồ, nhưng những gì tôi nghe được gom lại không quá 15 phút. Những gì thầy nói trong 1 giờ 45 phút kia đã rơi đi đâu mất hết. Nhưng về nói chuyện với vợ thì tôi cứ đinh ninh rằng mình đã nghe hết những gì thầy nói trong 2 tiếng đồng hồ. Trớ trêu thay, vợ tôi cũng tưởng y như tôi nên không biết ai đã nghe đúng. Thật ra mỗi người chỉ nghe và thâu nhận những gì mình thích nghe mà thôi.
Trong một khu rừng nọ, các loài thú đang chung sống bình yên. Một hôm bỗng nhiên có tiếng sấm nổ vang rền trên bầu trời báo hiệu giông bão sắp đến. Có một chú thỏ đang say sưa giấc ngủ bị giật mình tỉnh dậy. Nửa tỉnh, nửa mê, thỏ hoảng hồn co chân bỏ chạy. Trên đường chú gặp hai anh nai vàng đang đứng ngơ ngác, thấy thỏ hoảng hốt, hai anh nai hỏi duyên cớ. Thỏ vừa chạy vừa la: "Trời sụp! Trời sụp! Chạy mau". Hai anh nai vốn nhẹ dạ, nghe nói vậy liền cắm đầu chạy theo. Ba con chạy một quãng gặp ba con ngựa vằn đang gặm cỏ. Thấy thỏ và nai phóng chạy hoảng hốt, ngựa hỏi tại sao thì cả ba con cùng đáp: "Trời sụp! Trời sụp! Chạy mau". Thế là ba con ngựa vằn hoảng sợ chạy theo thỏ và nai. Dần dần các con thú khác cũng hùa vào chạy theo. Nhóm thú chạy như thế càng ngày càng đông khiến các con thú khác dù không biết ất giáp gì cũng vội vàng tin là trời sụp rồi kéo nhau chạy trối chết.
Tương tựa như vậy, khi nghe ai nói một tin gì đó, chúng ta liền tin rồi đem rao truyền tiếp, nhiều khi còn thêm mắm thêm muối cho câu chuyện thêm lâm ly rùng rợn và nhất là thích nghe những tin đồn xấu về người khác.
Vì thế đức Phật đã nói: Chớ có tin bất cứ điều gì vì nghe đồn hay nói lại.
(Kinh Kalama:
...chớ có tin vì nghe nói lại,
chớ có tin vì theo truyền thống,
chớ có tin vì nghe đồn,
chớ có tin vì kinh điển truyền tụng,
chớ có tin vì lý luận siêu hình,
chớ có tin vì đúng theo một lập trường,
chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện,
chớ có tin vì phù hợp với định kiến,
chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền,
chớ có tin vì vị sa môn là bậc thầy của mình...).
Câu chuyện sau đây về "Ba cái lọc" của nhà hiền triết Hy Lạp Socrate cũng tương tựa như vậy.
Một hôm có một người đến gặp Socrate và nói:
- Này Socrate, tôi phải kể cho anh nghe bạn của anh đã có những hành vi gì!
- Khoan đã! Nhà hiền triết cản lại. Điều mà anh muốn nói với tôi đã được sàng qua ba cái lọc chưa?
- Ba cái lọc là cái gì? Người kia ngạc nhiên hỏi.
- Đúng! Ba cái lọc. Chúng ta hãy kiểm lại xem điều anh muốn kể cho tôi có lọt qua ba cái lọc này không.
- Cái lọc thứ nhất là sự thật. Anh đã kiểm lại điều anh muốn kể có đúng là sự thật không?
- Ơ! Cái này tôi không chắc, vì tôi chỉ nghe kể lại thôi.
- Như vậy thì không lọt qua được cái lọc thứ nhất rồi! Nhưng thôi, anh nghe đây, cái lọc thứ hai là tốt lành. Anh đã kiểm lại điều anh muốn kể, mặc dù không hoàn toàn đúng sự thật nhưng ít nhất nó có tốt lành không?
- Ơ! Ơ! Điều này không có gì hay ho tốt lành cả mà ngược lại ...
- Hừ! Vậy coi thử nó có lọt qua được cái lọc cuối này hay không? Điều anh muốn kể cho tôi có đem lại lợi ích gì không?
- Lợi ích hả? Chắc không quá ....!!!!
- Thôi đủ rồi! Socrate mỉm cười. Điều mà anh muốn kể cho tôi nghe vừa không đúng sự thật, vừa không tốt lành và không đem lại lợi ích gì. Vậy thì tôi không muốn nghe và khuyên anh hãy nên quên nó đi là tốt nhất!
Đi dạo vườn hoa, tôi thấy một bông hồng to, đỏ thắm tuyệt đẹp. Về nhà gặp bạn, tôi muốn chia xẻ cho bạn niềm vui của tôi và tả lại cái bông hồng để bạn cùng thưởng thức vẻ đẹp của nó. Làm như thế tôi nghĩ rằng bạn sẽ biết và cảm nhận được bông hồng. Nhưng cái bông hồng mà tôi đang kể cho bạn không phải là bông hồng mà tôi đã thấy lúc nãy nữa. Nói cách khác là tôi đang trao cho bạn một mớ danh từ về bông hồng chứ không phải là bông hồng (tự thân).
Chúng ta thường lầm lẫn giữa ý tưởng và thực tại, cũng như lẫn lộn danh từ và sự vật.
Có một lần đi xem triển lãm tranh hình, tôi thấy có một tấm hình lớn, trên đó chụp một trái táo và ở dưới đề một câu như sau: "Đây không phải là một trái táo[18]". Tôi rất ngạc nhiên, không hiểu tác giả bức tranh muốn nói gì. Túng thế tôi quay lại hỏi vài người quan khách xung quanh, may thay có người hiểu ý nghĩa nói cho tôi biết đây không phải một trái táo mà chỉ là hình của một trái táo. Nghe xong vỡ lẽ, tôi chắp tay thầm phục tác giả bức tranh đã vô tình dạy cho tôi một bài học, bài học ghi nhận sự vật đúng như thật. Hình ảnh trái táo không phải là trái táo. Nhờ đó tôi ngộ ra:
Danh từ trái táo không phải là trái táo.
Ý tưởng về trái táo cũng không phải là trái táo.
Cũng thế, bản đồ Paris không phải là thành phố Paris. Những danh từ, ý tưởng và bản đồ giúp cho ta có một khái niệm về thực tại và sự vật, nhưng khi có trong tay thì ta lại xoay ra xem chúng là thực tại rồi quên đi thực tại. Thực tại luôn luôn biến đổi từng sát na, trong khi đó danh từ, ý tưởng và bản đồ thì cứng ngắc không thay đổi. Cho dù ngày nay với máy chụp hình tối tân, bạn đem ra chụp cảnh Paris thì cái hình kia cũng chỉ là một hình ảnh của thành phố Paris được chụp vào ngày 18 tháng 5 năm 1999. Và nếu bạn trở lại Paris một tháng sau hay một năm sau để chụp lại thì cảnh Paris đã thay đổi rồi.
Thích trí Siêu.
Hai bí quyết :
Thứ nhất xóa bỏ mọi trật tự của đầu óc và hai là tập cho đầu óc có cách làm việc mới trên các khái niệm của thế giới này.
1) Bảy cách làm xáo chộn trật tự của đầu óc
-Không tin vào cái thấy về chính mình và về thế giới như trước đây nữa để có cái thấy mới.
-Không tin vào những suy nghĩ và những đánh giá , những kết luận của mình trước đây nữa , để đầu óc được nghỉ ngơi và làm việc theo cái thấy mới.
-Tất cả mọi dữ liệu mà mình đã có trong đầu để tin dùng như là thứ tài sản vô hình ,thì bây giờ đừng bám víu vào chúng nữa, để đầu óc được hoàn toàn tự do,giống như một mảnh đất đã được khai hóa cho những cây cối mới sẽ được trồng lên, để vườn cây như vườn địa đàng có thể chu cấp cho nhu cầu sống hàng ngày của chúng ta vây.
-Hãy tập nghi ngờ về logic suy nghĩ của mình đã thành vết hằn trong đầu khó thay đổi cho đầu óc hoạt động trong logic của tính tự nhiên.Loại logic này , chúng ta chưa thể viết ra được .Nó là kết quả của nỗ lực chối bỏ những thói quen cũ của đầu óc.
-Hãy tập nhìn ngược mọi thứ mà đầu óc cũ bắt mình phải theo hướng cũ của nó để khám phá những giá trị mới lạ mà ta khó nhìn thấy.
-Hãy định tâm tìm hiểu những đặc tính tinh thần của mình như là những đặc điểm tâm lý và triết lý sống riêng của mình lâu nay và làm chủ đầu óc mình hay lâu nay mình cho rằng là giá trị cá biệt của mình.Rồi từ đó đặt nghi vấn về giá trị thực của nó và dùng lý chí chối bỏ nó.Từ đó ,những đặc tính kỳ diệu sẽ phát triển cũng giống như môi trường mới sẽ sản sinh ra sự sống mới phù hợp vói nó vậy.
-Hàng ngày coi chừng cái đầu liên tục để nhận biết những trở ngại của đầu óc đang làm mình khó chịu và dùng ý chí để phủ nhận những cái thấy đã đưa đến sự khó chịu đó.
_Sử dụng tên phật của mình để đánh thức cái nhìn nguyên thủy và tránh được cái nhìn từ kinh nghiệm hay kiến thức từ những cảm xúc yêu thương có tình sở hữu.
2) Tập cho đầu óc làm việc theo cách mới.
Nhìn mọi sự việc và mọi sự vật không như tên gọi,không theo khái niệm đã được loài người qui ước.
Tại sao?Vì nếu dùng tên gọi sẽ đánh thức các dữ liệu cũ trong đầu sống lại và những ý tưởng những ý nghĩ, những cảm xúc lại nổi lên, và chúng ta khó mà kiểm soát được chúng,đồng thời nó không cho ta sự thấy mới mẻ hơn, toàn diện hơn.Nói tóm lại hãy nhìn sự vật , sự việc như nó đang là.
htvthuc
06-07-2012, 01:05 PM
Trích lại một đoạn bài viết của Totha-Kien : "Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy (khoa học, tâm linh, tôn giáo), nghiên cứu hay phân tích cũng như đánh giá một vấn đề gì, hãy chớ nên vội vàng theo tư kiến riêng mình sẽ dễ dẫn đến biên, thủ kiến mà ta hãy tri kiến và tư duy đúng đắn (chánh) đối chiếu trên, dưới, trước, sau một cách rõ ràng mạch lạc..."
1/- Phân biệt Ngôn từ và Đối tượng :
- Khi viết chữ trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,...mà không thể nói rằng đây là trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,..Đó là Biên Kiến.
- Khi quan sát một bức tranh vẽ trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,... mà không thể nói rằng đây là trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,.. Đó là Biên Kiến.
- Khi quan sát hoặc ngửi hoặc nếm hoặc ăn trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,...mà cho rằng đang ăn chữ hay hình vẽ của trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,.. Đó là Mê Kiến.
Cũng chính vậy danh từ sự giàu sang hay tính từ thần thông (tôi có thần thông, tôi tu thần thông, tôi luyện thần thông,...) không quy đồng với đối tượng người giàu có hay người có thần thông, người tu thần thông,...Xét về ngôn từ hay văn từ - sản phẩm quy ước (ký ước) thông tin của con người - không nói là thiện/ác, đúng/sai, tốt/xấu,...Nhưng xét đối tượng :
- Tiền lập khái niệm (ngôn từ, văn tự, biểu tượng) [Nhân] cho đến khi xác lập thông tin [Qủa] - thì tính tất yếu của quy luật tự nhiên - đó chính là sự tương tác (của đối tượng biểu thị) với môi trường sống [Hành vi hay Nghiệp] và mang hai thuộc tính (nhị nguyên) là đúng/sai, chánh/tà, thiện/ác,...
Vì vậy xét riêng vấn đề sự giàu sang hay thần thông xét về ngôn từ hay biểu tượng - ký ước thông tin - không có chánh tà đó là điều hiển nhiên. Nhưng khi xét đối tượng tiền lập khái niệm (trước kia anh làm giàu hay có thần thông bằng cách nào) để xác lập thông tin (là anh giàu hay có thần thông) có nằm ngoài quy luật tương tác của hai mặt đối lập hay không?...
2/-Chuyện mù tả voi : Ngụ ngôn tương thích cho sự Biên Kiến, Mê Kiến của con người hình thành nên những quan điểm sai lầm cố chấp (Thủ Kiến) dẫn đến Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) nói theo giáo lý giáo lý Phật học. Tiện xin trích dẫn đoạn bài kệ thực tế của Totha_Kiên :
Cuộc hành trình nơi cõi giả
Mỗi người theo mỗi ngã
Ai tìm ra chân lý
Người ấy đi đúng đường
Tranh luận mãi trong biên, mê kiến chỉ là cái khổ của sự mù suốt mà thôi, hãy thắp đuốc mà soi quán rõ ràng để thấy ra chân lý.
3/- Từ ngàn xưa đức Phật đã tiên tri thời hạ ngươn mạt pháp, giáo lý của người sẽ bị hiểu sai ngày càng nhiều, thậm chí pha trộn nhiều tà pháp lẫn lộn, có cả người trong bổn đạo (ma vương sai khiến). Vì vậy ta cần phân biệt chánh/tà pháp một cách rõ ràng chứ không vội vàng biên kiến cho rằng thầy A hay thầy B, C,...giảng không đúng rồi suy ra đạo phật nầy nọ...Trong bài viết của Totha_Kien đã có trích dẫn một phần nội dung của bản kinh nguyên tác :
[Này các Kàlàmas, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời đồn hay bởi truyền thống, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời người khác nói, chớ để bị dẫn dắt bởi những gì ghi lại trong Kinh điển, bởi lý luận hay suy diễn, bởi xét đoán bề ngoài, bởi tán thành một lý thuyết nào đó, bởi lòng tôn trọng "vị Sa môn này là Thầy ta". Mà này các Kàlàmas, khi các vị tự mình biết rõ: "Những pháp này là bất thiện, những pháp này đáng bị khiển trách và bất lợi". Lúc ấy các vị hãy từ bỏ chúng... "Và này các Kàlàmas, khi nào các vị tự mình biết rõ: “Những pháp này là thiện, những pháp này là không lỗi và có lợi”, lúc ấy các vị hãy tiếp nhận và an trú trong pháp đó". Tăng Chi Bộ Tập I].
Ngoài ra đức Phật còn dặn dò các đệ tử hãy bám sát ý gốc của Phật học từ nội dung của Tứ Pháp Y và Tam Pháp Ấn để không lầm Phật Pháp biến tướng bởi Tà Kiến Biện Thông, gây nên khổ nạn lớn (mê hoặc) cho thế hệ tu tập hậu sinh, hậu quả không lường...
Nguyen XY
06-13-2012, 05:39 PM
Đọc câu chuyện cô gái bị vong hành và những khả năng kỳ dị, cá nhân tôi có những ý kiến sau:
1/ Hoàn cảnh bị vong nhập: Nguyễn Thị K tìm mộ cậu ruột đã hy sinh và đã tìm được, Ngoài hộp sọ ra, không thấy mẩu xương nào nữa. Theo lời K. thì xương đã tan hết. Gia đình không nhìn thấy, nhưng cô thì thấy rõ, ở đây chỉ tiếc gia đình chưa đi xét nghiệm AND. Nếu đi xét nghiệm AND là đúng hài cốt của cậu ruột, thì K đã là một người có khả năng tìm mộ mới đáng trân trọng.
Công việc đi tìm mộ Liệt sỹ bị thất lạc của những người có khả năng và các nhà Ngoại cảm là tốt đẹp. Đó là việc làm thiện nguyện xuất phát từ tình cảm thiêng liêng đền đáp công ơn những người đã hy sinh vì tổ quốc và xoa dịu nỗi đau của các gia đình mong tìm lại người thân để đưa họ trở về với quê hương, với dòng tộc.
2/ Tính chất của Linh hồn nhập vào K
Linh hồn nhập vào K, không phải toàn bộ thời gian mà chỉ những lúc K đi tham gia tìm mộ và khi K ngủ để đưa K ra ban công luyện công lực. Như vậy linh hồn này không có ý định đuổi linh hồn K ra và chiếm đoạt thân xác của K. Linh hồn này chỉ cần thân xác của K khi đi tìm mộ ( phải có thân xác mới giao tiếp được với những người bình thường xung quanh) và ý thức là phải giúp K luyện công để tăng cường năng lực cho cơ thể vật lý của K.
Khả năng tâm linh của bản thân K đã tăng lên đáng kể vì có lúc cô vẫn là mình, nhưng lại nhìn thấy linh hồn đó trước mặt. Bình thường thì không sao, nhưng hễ tĩnh tâm, là nhìn, nghe thấy ma quỷ đủ loại hiện ra trước mắt. Như vậy riêng K đã khai mở được Thiên nhĩ, Thiên nhãn để quan sát được chúng sinh trong cõi trung giới. Rất ít người có khả năng này.
Những âm thanh từ trên cao vọng xuống, đề nghị cô phải lập trung tâm để tìm mộ liệt sĩ! (Đã có khá nhiều người áp vong ở trung tâm tìm mộ Nam Cát, sau đó đã thành “nhà ngoại cảm” và đã lập trung tâm tìm mộ - PV). Như đã nói ở trên, mục đích của các trung tâm tìm mộ Liệt sỹ là cao đẹp. Có thể khi đầu thai kiếp này, Linh hồn K đã đưa ra mục tiêu sẽ làm các việc thiện để trả nghiệp hay cân bằng nghiệp từ kiếp trước, nhưng hiện thời K chưa ý thức được, do đó K đã nhận được lời nhắc nhở và đề nghị. Khi tâm linh K được nâng cao hơn, có thể K sẽ ý thức được điều này.
Có nhiều cựu chiến binh bình thường với tình cảm đồng đội đã không quản khó khăn gian khổ, bao năm nay đi tìm hài cốt liệt sỹ, đồng đội mình, nếu họ có khả năng tâm linh nào đó, công việc của họ sẽ đỡ vất vả hơn nhiều.
Linh hồn liên quan đến K có năng lực và công pháp cao. Có thể trong đời sống trước, người này đã tu luyện rất nhiều vì biểu hiện ra là khi tập yoga, K. có thể gập đôi người lại, vắt 2 chân lên cổ mình, đi lại quanh nhà bằng 2 tay, thậm chí, trong tư thế đó, cô chạy lướt đi bằng hai mông. Người có công năng như vậy ở Việt Nam chỉ tính trên đầu ngón tay.
Theo lời kể của K., cô có thể nâng cơ thể mình lơ lửng trên không trung giống như những nhà yoga huyền thoại của Ấn Độ! K. cho biết có thể xác nhận chuyện này bằng cách đến Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người để hỏi, vì cô đã biểu diễn nhiều lần ở đó. Người có công năng như vậy trên thế giới chắc cũng chỉ tính trên đầu ngón tay.
Như vậy, Linh hồn liên quan đến K đã giúp K trở thành người có năng lực đặc biệt giữa những người bình thường. Còn việc biểu diễn nêu trên có thể Linh hồn chỉ muốn giới thiệu cho mọi người biết về khả năng của anh ta ( hay chị ta).
Vấn đề chính ở đây là làm thế nào để K hiểu và ý thức được tình trạng của mình vì các giải thích của các nhà khoa học, K. vẫn chưa hài lòng. K. cũng đã săn lùng, đọc nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài nhưng K. vẫn chưa thỏa mãn. Vì chưa thỏa mãn với một điểm lý giải nào đó của khoa học, hoặc khoa học chưa giải mã được thắc mắc của K., thì K. không thể dứt ra khỏi ám ảnh là đang sống giữa các vong hồn, ma quỷ.
Lấy một ví dụ, chị Phan Thị Bích Hằng cũng có khả năng như K là nhìn vào không gian cũng nghe và thấy được các chúng sinh trong cõi trung giới. Nhưng chị Hằng ý thức được khả năng cũng như trách nhiệm của mình khi có các quyền năng này, chị có công rất lớn là đã giúp tìm hàng nghìn hài cốt Liệt sỹ. Có lẽ K cũng nên học tập tấm gương chị P. T. B. Hằng.
Theo tôi, K nên đến một trong những đền thờ các vị Thánh nhân linh thiêng của Việt Nam, dâng sớ xin Ngài bằng cách nào đó cho K. biết được hay ý thức được tình trạng của mình và xin Ngài lời khuyên. Có thể bằng cách đó K. tìm được câu trả lời cho mình. Vấn đề thuộc về tâm linh phải giải quyết theo cách tâm linh.
Nếu sử dụng một liệu pháp thôi miên để can thiệp, nhà thôi miên cũng phải thận trọng vì Linh hồn liên quan đến K. có năng lực và công pháp cao, có thể không giải quyết được vấn đề và cũng nhằm tránh xảy ra tình trạng thôi miên ngược lại.
trikien
09-05-2012, 12:06 PM
Trước nhất, (...) chữ iddhis (tạm dịch là thần thông), có nghĩa là "năng lực". Nguyên trước kia, tiếng đó được dùng hằng ngày, để chỉ một đồ vật trong nhà có công dụng góp phần tiện lợi cho ta làm xong mỹ mãn một công việc một cách hoàn toàn thông thường. Bất cứ vật gì giúp ta được tiện lợi như thế đều được gọi là iddhi. Nghĩa gốc nầy sau đó được dùng rộng ra để nói đến các việc kỳ diệu, lạ thường, rồi sau cùng, mới chỉ đến các "phép mầu thần thông" vốn là những hiện tượng hoàn toàn về tâm linh. Vì các thần thông đó có tính cách tâm linh, chúng có được các đặc tánh tạo tác và tiện lợi khiến chúng trở thành kỳ diệu hơn và bao quát hơn, so với các sự việc vật chất. Chúng cũng tựa như các dụng cụ, máy móc để đỡ tốn nhơn lực của chúng ta ngày nay, (...) như các xe trắc tơ (ủi đất) đấp đường, v.v... Các dụng cụ đó cũng có thể được gọi là iddhis, nhưng chúng chỉ là những "kỳ quan" vật chất mà thôi. Còn các iddhis, thần thông, mà chúng ta muốn nói đến, lại liên quan đến tâm thần, chúng (...) chẳng phải là vật chất.
Một người biểu diễn thần thông (iddhis) đã huấn luyện tinh thần mình cho đến mức mà y có thể khiến cho kẻ khác thể nghiệm được bất cứ cảm giác nào mà y muốn cho kẻ khác cảm xúc được. Y có thể khiến cho các người khác thấy vật với chính mắt của họ, đúng như y muốn cho họ thấy; nghe được rõ ràng và phân biệt các âm thanh nào mà y muốn cho họ nghe; ngửi mùi hương nào mà y muốn họ ngửi được; nếm vị nào mà y muốn họ được nếm bằng chính lưỡi của họ; và cảm xúc qua làn da của họ sự mềm dịu hay cứng rắn và các kích thích khác về xúc giác. Phương cách đó còn tiếp diễn cho đến khi người biểu diễn thần thông có thể khiến cho kẻ khác thể nghiệm sự sợ sệt, sự thương yêu, hoặc là các tâm trạng khác nữa mà họ chẳng biết được lý do tại sao. Thần thông, iddhis, như thế đã tỏ ra rất tiện lợi và thật là kỳ diệu.
Nhưng thần thông là một loại hiện tượng thuộc về tâm linh, (...) chẳng thể tạo nên các món đồ vật chất thật sự có giá trị hữu dụng được. Chúng chẳng thể tạo dựng am cốc cho chư Tăng, đền miếu, lúa gạo, cá hay thực phẩm được (...) Các đối tượng (gợi lên đó) dường như có thật trước mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, hay tâm, nhưng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian mà thần thông được thi triển, rồi sau đó chúng biến đi mất. Các thần thông, tự chúng, chẳng cất nổi am cốc, chùa chiền,.(...), Kỳ viên tự, Trúc lâm tịnh xá đã phải do tín đồ xây dựng và cúng dường lên Ðức Phật. Và đã nhiều phen, chính Ðức Phật đã nhịn đói vì nạn đói kém; ăn luá mã mạch dành để nuôi ngựa, và mỗi ngày chỉ một nắm lúa thôi.
Các điểm nêu trên nhắc nhở ta rằng, vật chất và tinh thần là hai cảnh giới khác biệt nhau. Có thể biểu diễn thần thông (iddhis) về cả hai mặt. Ðức Phật chẳng phủ nhận các thần thông về tâm linh, nhưng Ngài cực lực cấm đoán sự biểu diễn chúng vì chúng chỉ là những ảo giác không hơn không kém. Ngài cấm các tỳ kheo thi triển thần thông, và chính Ngài cũng tự chế, chẳng dùng đến. Chúng ta chẳng đọc thấy trong Tam Tạng Kinh Ðiển (Tipitaka) có đoạn nào nói đến việc Ðức Phật thi triển thần thông. Cũng có nhiều đoạn kể lại việc Ðức Phật thi triển thần thông, nhưng chỉ thấy ghi trong các bản Chú giải, Phụ giải, và các tác phẩm khác; do đó, sự thật của các lời tường thuật đó vẫn còn đáng nghi ngờ -- mặc dầu chúng ta nghĩ, đâu có cần gì phán đoán đúng hay sai.
Ðức Phật đã có lần nói rằng: "Các loại thần thông được thi triển như bay trên không, tàng hình, thiên nhĩ, thiên nhãn, và các loại tương tợ khác đều có liên hệ với các lậu hoặc và các chấp thủ (sàsavà và upadhikà)." Sàsavà có nghĩa là "liên hệ với các lậu hoặc (= àsavàs, tức là chất mủ rỉ chảy (lậu) ra nơi các vết độc tinh thần như tà kiến và si mê). Nói cách khác, thần thông hữu lậu, sàsavà iddhis, được thi triển vì các lậu hoặc tà kiến hoặc si mê đã thúc dục. Còn chữ upadhikà nghĩa là chấp thủ (= bám níu), do đó upadhikà iddhis là các thần thông vì sự chấp thủ mà thi triển lên. Cả hai loại thần thông đó đã được người phô diễn ra với một tâm trạng nhiễm ô còn chụp nắm và bám níu.
Giờ đây, hãy chú tâm đến hai loại thần thông chơn chánh hơn, đó là anàsavà iddhis (thần thông vô lậu) và anuppadhikà iddhis (thần thông miễn chấp, nghĩa là chẳng chấp thủ), tức là cái khả năng biết kiểm soát và làm chủ được tâm trí mình theo như ý muốn. Thí dụ như khả năng nhìn bất cứ sự vật nào mà chẳng so đo phân biệt là đẹp hay xấu, là dễ thương hay đáng ghét: thấy vật đẹp, chẳng cho là đẹp; mà thấy vật xấu chẳng cho là xấu; cùng xem mọi vật chẳng đẹp, chẳng xấu, bình đẳng như nhau. Khả năng đó giúp ta kiểm soát hoàn toàn được tâm trí mình khiến cho mình giữ được sự tỉnh giác thường hằng và có tâm bình đẳng đứng trước các vật đối tượng bên ngoài như hình sắc, âm thanh, huơng vị, xúc giác. Sự tỉnh giác, tính hằng hay biết và bình đẳng tâm đó là những thần thông (iddhis) được gọi là thần thông vô lậu (anàsavà iddhis) và thần thông miễn chấp (anuppadhikà iddhis) (chẳng có sự chấp thủ, bám níu vào), các thần thông nầy mới thật đáng cho ta lưu tâm đến chúng.
Các loại thần thông hữu lậu và chấp thủ (sàsavà iddhis với upadhilkà iddhis), nếu muốn thi triển được, cần phải có sự tập luyện rất khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực nhọc mệt. Chúng cũng có thể được thực hiện đàng hoàng, nhưng chỉ do một số ít người mà thôi; ngoài ra có nhiều biến loại khá phức tạp, xem ra chỉ là những mưu mẹo hoàn toàn phỉnh gạt, đôi khi lại còn lạm dụng đến các bùa chú, phù phép nữa.
Ngược lại, các loại được gọi là anàsavà iddhis, thần thông vô lậu và anuppadhikà iddhis, thần thông miễn chấp(= Huệ Thông), đều nằm trong khả năng luyện tập của đa số mọi người, khiến cho sự tỉnh giác và bình đẳng tâm được phát triển, mới thật là các thần thông đáng được người Phật tử quan tâm và tập luyện.(*)
Theo bài giảng của Đại Sư Buddhadàsa Bhikkhu
Powered by vBulletin™ Version 4.0.8 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.